Những công dân trẻ tiêu biểu, cống hiến vì cộng đồng

Trong danh sách 12 công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 vừa được Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh công bố, Trần Khánh Tường và Phạm Quang Thắng là hai gương mặt nổi bật với nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học, không ngừng nỗ lực vượt khó vươn lên, xung kích vì cộng đồng.

Vượt lên nghịch cảnh

“Sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình” là câu nói mà người thân, thầy cô và bạn bè thường nói khi nhắc đến Trần Khánh Tường, sinh viên năm thứ hai ngành Điều dưỡng - Kỹ thuật y học, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 

Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Minh Hải trao bằng khen cho công dân trẻ tiêu biểu Trần Khánh Tường.
Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh Ngô Minh Hải trao bằng khen cho công dân trẻ tiêu biểu Trần Khánh Tường. 

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cần Giờ, mẹ của Khánh Tường bị bệnh tâm thần, phải uống thuốc hàng ngày. Để chữa trị cho mẹ, gia đình em phải bán hết tài sản. Những tưởng khó khăn chỉ có thế nhưng không lâu sau đó, cha Tường bị tai biến, không thể lao động.

Mỗi ngày, từ tờ mờ sáng tới tối mịt, Tường thức dậy từ sớm để lo cơm nước cho cha mẹ, rồi tất bật lên lớp. Dù rất nhiều khó khăn nhưng Tường luôn dành thời gian cho việc học bởi Tường nghĩ, chỉ có con đường học vấn mới có thể thay đổi cuộc đời, giúp những người thân của em có cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Với mong ước chữa bệnh cho cha mẹ và những bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn như gia đình mình, Tường quyết tâm thi vào Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trong môi trường sinh viên năng động, Tường tích cực học tập, nhiệt tình tham gia các hoạt động như khám, phát thuốc, tổ chức và tặng quà cho thiếu nhi ở các tỉnh có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức sân chơi và tặng quà cho bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn ở Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Không ít lần, em cũng tham gia đoàn công tác MTTQ địa phương đi phát quà cho bà con nghèo trên địa bàn và các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, Tường tích cực tham gia lấy mẫu, nhập liệu, các hoạt động thiện nguyện như “Chiến dịch Hoa phượng đỏ”, “Chiến dịch Xuân tình nguyện”, “Chiến dịch Mùa hè xanh”, đội hình Mầm non xanh, chương trình “Sắc thu tổ chức Trung thu cho thiếu nhi và hỗ trợ khám, chữa bệnh ở An Giang”, tham gia hiến máu nhân đạo và quyên góp vật phẩm cho trẻ em nghèo.

Tường cho biết, em tham gia làm thiện nguyện từ khi còn là học sinh Trường Trung học Phổ thông Bình Khánh. Với vai trò là Phó Bí thư Đoàn trường, em trực tiếp điều hành các công việc, tổ chức các phong trào, phát triển đoàn viên, các buổi sinh hoạt Đoàn chủ điểm của các chi đoàn, lớp. Bên cạnh đó, em còn tổ chức và tham gia các hoạt động như Hội trại truyền thống của trường, chiến dịch Xuân tình nguyện, Hoa phượng đỏ; hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn… Các hội thi trực tuyến như Tự hào sử Việt, Tìm hiểu kiến thức pháp luật, Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…, góp phần cùng Đoàn trường hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ. 

Không chỉ nhiệt huyết trong hoạt động thiện nguyện, những lúc rảnh rỗi, Tường tranh thủ thời gian làm công việc thời vụ, chạy xe ôm công nghệ để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và chăm lo cho cha mẹ. Dù vậy, khi gặp những trường hợp khó khăn, túng thiếu hay người ốm đau cần đến bệnh viện gấp, sinh viên nghèo, Tường luôn sẵn lòng chở miễn phí với tâm niệm “mình khó khăn nhưng vẫn còn nhiều người khốn khó hơn; trong khả năng, chia sẻ được gì cho mọi người thì em sẽ góp sức”.

Với tinh thần vượt khó, biết sẻ chia yêu thương và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, Trần Khánh Tường đã được vinh danh trong Lễ tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” năm 2022 hồi tháng 11 vừa qua.

Chặng đường để trở thành một bác sỹ như mong ước vẫn còn dài ở phía trước, nhưng Trần Khánh Tường luôn toát lên sự mạnh mẽ, đầy quyết tâm. “Nụ cười và niềm hạnh phúc rạng rỡ của mọi người là động lực để em tích cực đến ngày hôm nay. Em sẽ cố gắng hết mình để giúp đỡ gia đình và cống hiến cho cộng đồng”, Khánh Tường bày tỏ.

Hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm Việt vươn xa
Kể về hành trình đến với công việc hiện tại, anh Phạm Quang Thắng (sinh năm 1993), Trưởng phòng Nghiên cứu công nghệ sinh học và thủy sản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình, nơi nông dân quanh năm quay quắt với câu chuyện “được mùa mất giá”, anh thấu hiểu được nỗi khổ của người nông dân "một nắng hai sương". Vì thế, năm 2011, Thắng quyết định vào Thành phố Hồ Chí Minh học ngành công nghệ sinh học.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi trao bằng khen cho công dân trẻ tiêu biểu Phạm Quang Thắng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi trao bằng khen cho công dân trẻ tiêu biểu Phạm Quang Thắng. 

Sau khi ra trường, năm 2016, anh Phạm Quang Thắng công tác tại Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, với môi trường làm việc đúng chuyên ngành được học, cũng như tâm nguyện là hỗ trợ người nông dân được nhiều hơn, anh Thắng đã có nhiều sáng kiến hỗ trợ nông dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tháng 11/2022, anh được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2022 với 3 mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn trong hồ tròn lót bạc HDPE”, “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng hệ thống giám sát môi trường (IoT)” tại huyện Cần Giờ và “Mô hình chế biến một số sản phẩm từ sâm bố chính”. 

Theo anh Phạm Quang Thắng cho biết, khi áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giúp tôm ít bệnh, chất thải của tôm được thu gom, chuyển sang ao lắng khác, sau đó được xử lý để làm phân bón, không gây ảnh hưởng môi trường. Đặc biệt, tôm xuất khẩu sẽ không có dư lượng kim loại nặng hoặc thuốc kháng sinh.

Trước đó, năm 2019, mô hình đã được chuyển giao đến huyện Cần Giờ, đem lại hiệu quả cao cho người nông dân. Thời gian đầu tiên chuyển giao, anh Phạm Quang Thắng cùng đồng nghiệp đã "ở cùng, làm cùng" với nông dân để theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển con tôm. Khi tất cả đã ổn định, nông dân hiểu rõ quá trình vận hành, anh mới yên tâm trở về Trung tâm.

Nhìn vào thành tích nghiên cứu, sáng kiến của anh Phạm Quang Thắng, ai cũng thấy được sức trẻ, sự nhiệt huyết, đầu tư kỹ lưỡng, công phu và trách nhiệm. Từ phòng thí nghiệm đến cánh đồng, thực địa, anh Thắng đã có nhiều công trình thiết thực, có giá trị kinh tế cao như: Kỹ thuật trồng, xử lý, đóng gói rau bầu đất tía và sâm đất ba cạnh; quy trình sản xuất bột dưa lưới hòa tan; quy trình sản xuất bột thanh long ruột đỏ hòa tan bằng phương pháp sấy thăng hoa ứng dụng trong chế biến thực phẩm... Đặc biệt, sáng kiến “Phòng trừ bệnh đốm lá trên lan Dendrobium Sonia bằng nanochitosan” đã mang lại giá trị kinh tế cao, bảo vệ môi trường, góp phần khắc phục những khuyết điểm của việc sử dụng thuốc hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe nhà nông, người tiêu dùng và có thể phòng trừ bệnh đốm lá trên lan.

Cùng với các nghiên cứu, sáng kiến ứng dụng trong thực tế, anh Phạm Quang Thắng còn tích cực tham gia viết bài báo hội nghị trong và ngoài nước, đăng trên các tạp chí uy tín. Anh là chủ nhân của nhiều công trình khoa học, trong đó có 2 công trình nghiên cứu được đăng tạp chí có chỉ số Impact Factor Q1, Q2.

Anh Nguyễn Hoàng Duy Lưu, Bí thư Đoàn Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, anh Phạm Quang Thắng là người tận tâm trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, thời gian, chất lượng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, anh còn tham gia tích cực trong phong trào thi đua lao động, sáng tạo và phong trào thanh niên tại địa phương, đơn vị.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 thiếu nhi, 64 tổng phụ trách Đội trên toàn quốc. Trong đó tỉnh Lào Cai vinh dự có 3 thiếu nhi tham dự liên hoan.

Tự hào là thanh niên xung phong

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái, thuộc Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái, làm 7 người chết, 3 người bị thương, khiến dư luận bàng hoàng trước sự mất mát này. Sau 3 ngày xảy ra vụ việc, phóng viên Báo Nhân Dân trở lại đơn vị để làm rõ thông tin việc khẩn trương khắc phục hậu quả đáng tiếc trên.

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

Thiệt hại hơn 700 triệu đồng do mưa dông tại Văn Bàn

Thiệt hại hơn 700 triệu đồng do mưa dông tại Văn Bàn

Vào khoảng 18 giờ 40 phút, chiều tối 24/4, trên địa bàn huyện Văn Bàn xuất hiện mưa dông cục bộ (có kèm theo mưa đá tại thị trấn Khánh Yên) gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của Nhân dân. Theo thống kê sơ bộ, trận mưa dông đêm qua gây thiệt hại khoảng 720 triệu đồng.

fb yt zl tw