Văn Bàn: Phát triển vùng nguyên liệu bồ đề gắn với chế biến 

LCĐT - Hơn 3 năm qua, sau thành công thí điểm thử nghiệm giải pháp khai thác nhựa từ cây bồ đề tại huyện Văn Bàn do Công ty cổ phần Nông lâm nghiệp Đức Phú phối hợp thực hiện, đến nay, đã khẳng định sự phát triển đúng hướng về mô hình kinh tế lâm nghiệp theo chuỗi giá trị tại địa phương.

Văn Bàn: Phát triển vùng nguyên liệu bồ đề gắn với chế biến  ảnh 1
Khai thác nhựa bồ đề.

Từ hỗ trợ, liên kết của doanh nghiệp với nông dân, sản phẩm nhựa bồ đề (còn gọi là cánh kiến trắng – hay Benzoin) của Văn Bàn đã được đưa vào khai thác phục vụ ngành chế biến hương liệu, nước hoa, mỹ phẩm và dược liệu, mang lại giá trị thu nhập cao cho người trồng rừng. Với việc khai thác nhựa bồ đề, người trồng rừng tăng thu nhập thêm gần 2-3 lần so với chỉ khai thác làm nguyên liệu chế biến gỗ. Theo hạch toán, tổng thu nhập từ việc khai thác nhựa bồ đề có thể lên tới 1,5 tỷ đồng cho chu kỳ 10 năm/1ha rừng bồ đề.

Văn Bàn: Phát triển vùng nguyên liệu bồ đề gắn với chế biến  ảnh 2
Đồng bào Dao xã Nậm Tha có thêm thu nhập từ trồng cây bồ đề.

Hiện tại, huyện Văn Bàn chủ trương tiếp tục liên kết đầu tư với doanh nghiệp và dự án GREAT để hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số ở các địa phương trong huyện thực hiện phát triển vùng nguyên liệu bồ đề quy mô 1.000 ha gắn với chuỗi giá trị; trong đó, ngoài trồng mới, còn thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng rừng bồ đề, để vừa lấy gỗ kết hợp khai thác nhựa. Việc 1.000 ha bồ đề được phê duyệt, Văn Bàn trở thành vùng nguyên liệu sản xuất bồ đề lớn nhất (từ rừng trồng) tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở để tỉnh kêu gọi thêm các công ty nhập khẩu Benzoin tham gia đầu tư tại huyện Văn Bàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw