Hướng dẫn về thời gian cách ly phòng, chống COVID-19 và quản lý sau khi hoàn thành cách ly y tế

LCĐT - Theo hướng dẫn mới của Sở Y tế thì người bệnh F0 khi ra viện sẽ tiếp tục thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly của huyện, thị xã, thành phố thêm 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7 để làm tốt công tác phòng, chống COVID-19.

Sở Y tế tỉnh Lào Cai vừa có văn bản số 2242/SYT-NVY, ngày 17/10 về hướng dẫn thời gian cách ly, quản lý và bàn giao, quản lý sau khi hoàn thành cách ly y tế để phòng, chống COVID-19.

Tổ chức cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 2 của F1. (ảnh minh hoạ)
Tổ chức cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 2 của F1. (ảnh minh hoạ)

Cụ thể, Sở Y tế yêu cầu tất cả những người đi/đến/về từ các tỉnh, thành phố bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ. Các trường hợp không chấp hành khai báo, hoặc khai báo không trung thực sẽ bị xử lý theo quy đinh của pháp luật. Thực hiện cách ly, xét nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 4986/UBND-VX ngày 16/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.

Thực hiện cách ly y tế đối với những người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 (F1) hoặc người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19 (F2).

Đối với các trường hợp là F1

- Tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần tại cơ sở cách ly tập trung ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Tốt nhất nên thiết lập cơ sở cách ly tập trung dành riêng cho người tiếp xúc gần vì những người này có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng cách ly tập trung khác. Trong trường hợp không có cơ sở cách ly riêng thì trong cơ sở cách ly tập trung cần bố trí phân khu cách ly dành riêng cho những người tiếp xúc gần. Những người sống trong cùng hộ gia đình, sống cùng nhà, cùng phòng ở, cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định cần được cách ly riêng với những người khác vì những người này có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất. Bố trí, sắp xếp người cách ly vào phòng cách ly theo nguyên tắc phân loại theo nguy cơ: Những người có cùng đặc điểm dịch tễ, cùng nguy cơ, cùng thời gian thì vào cùng phòng/cùng khu cách ly.

- Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real time RT-PCR 4 lần: Vào ngày đầu, ngày thứ 4, ngày thứ 7, ngày thứ 14 trong quá trình cách ly tập trung. Nếu kết quả xét nghiệm 4 lần âm tính sẽ được kết thúc cách ly, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày, lấy mẫu khi có triệu chứng nghi bệnh.

- Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): Thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng theo hướng dẫn tại Công văn số 1886/SYT-NVY ngày 3/9/2021 của Sở Y tế về việc hướng dẫn cách ly phòng, chống dịch COVID-19 đối với trẻ em.

- Đối với các trường hợp F1 đã hoàn thành cách ly tập trung ở các tỉnh, thành phố khác nhưng chưa thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định, khi về địa phương cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà đủ 14 ngày.

- Trong quá trình cách ly nếu phát hiện dấu hiệu triệu chứng liên quan tới bệnh, lấy mẫu ngay để xét nghiệm khẳng định. 

Đối với các trường hợp là F2

- Lập danh sách F2 và tùy vào tình hình đánh giá nguy cơ, dịch tễ để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm F2 mở rộng.

- Tổ chức cách ly F2 tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 2 của F1:

+ Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 1 hoặc lần thứ 2 của F1 dương tính với SARS-CoV-2 thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1.

+ Nếu kết quả xét nghiệm Real time RT-PCR lần 2 của F1 và lần 1 của F2 (nếu có) đều âm tính với SARS-CoV-2, xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và tổ COVID cộng đồng.

Về quản lý người bệnh F0 khi ra viện:

Người bệnh tiếp tục thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly của huyện, thị xã, thành phố thêm 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7:

- Nếu kết quả xét nghiệm dương tính: tiếp tục cách ly thêm 7 ngày và lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 14.

- Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tại nhà dưới sự giám sát của y tế cơ sở, theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Bàn giao, vận chuyển người bệnh sau khi xuất viện: Thực hiện theo Công văn số 425/CV-BCĐ ngày 19/01/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Công văn số 830/CV-BCĐ ngày 6/5/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lào Cai.

Quá trình thực hiện có vướng mắc hoặc phát sinh tình huống khác, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Y tế (qua đường dây nóng: 0969.841.414) để được hướng dẫn thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

fb yt zl tw