Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

Mục tiêu kế hoạch nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

z5318608973604_e01c8c377c3934280c5db0d2754d8c33.jpg
Người từ 40 tuổi trở lên cần xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường.

Một số mục tiêu cụ thể như: 90% trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia. Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu bia. Ít nhất 50% người phát hiện thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp. Ít nhất 35% người trưởng thành, trong đó 60% người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp. Ít nhất 50% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường. Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh. Ít nhất 70% số huyện, thị xã, thành phố có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản theo quy định.

z5325209966326_9c00d58d2b3cd479db1ba49a524db4cd.jpg
Mục tiêu năm 2024, 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm các tuyến được đào tạo, tập huấn.

100% trạm y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh; 50% trạm y tế quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm; 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý theo quy định...

Kế hoạch đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: Tăng cường công tác chỉ đạo, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ, thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn toàn tỉnh...

z5318590228793_12fc9f77667be3679dc235dc5c2fcd69.jpg
Cán bộ Trạm Y tế xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai) tuyên truyền phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho người dân.

Đẩy mạnh truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần; phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Theo thống kê của ngành y tế, năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 10.867 người được khám sàng lọc tăng huyết áp, có 12.840/25.604 bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị đúng phác đồ; bệnh nhân đái tháo đường được quản lý điều trị là 3.692 người. Các đơn vị y tế duy trì hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em tại 152/152 xã, phường, thị trấn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw