Tạo hạt nhân làm giàu từ nguồn vốn chính sách

LCĐT - Lựa chọn mô hình có tính khả thi, xây dựng các hạt nhân điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả tại địa phương để nhân rộng, là cách huyện Mường Khương đang thực hiện nhằm phát huy hiệu quả ngồn vốn vay phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 06 ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh.

Mô hình trồng quýt cho thu nhập cao của gia đình ông Chấu Seo Tỉn.
Mô hình trồng quýt cho thu nhập cao của gia đình ông Chấu Seo Tỉn.

Nghị quyết 06 quy định về vốn vay đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% giai đoạn 2019 - 2025. Đối tượng vay vốn là các hộ gia đình có hộ khẩu thường trú trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% vay phát triển sản xuất. Hằng năm, ngân sách tỉnh cân đối ít nhất 1 tỷ đồng/xã; riêng năm 2019 cân đối 500 triệu đồng/xã, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay. Lãi suất và mức cho vay theo quy định hiện hành của Chính phủ và Ngân hàng Chính sách xã hội. Thời hạn vay vốn tối đa 60 tháng (5 năm).

Năm 2019, gia đình anh Chấu Seo Tỉn, dân tộc Mông ở thôn Sín Chải A, xã Tả Ngài Chồ vay 78 triệu đồng từ nguồn vốn vay ủy thác theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh. Với số vốn được vay, anh Tỉn chuyển đổi diện tích đất trồng ngô, lúa kém hiệu quả của gia đình sang trồng gần 3.000 gốc quýt sen. Nhờ tuân thủ các biện pháp kỹ thuật cũng như được chăm sóc tốt, năm 2020, một phần diện tích quýt đã cho thu hoạch, gia đình anh thu về hơn 45 triệu đồng từ bán quýt. Năm 2021, 100% diện tích quýt đã cho quả, dự kiến có thể thu về hơn 70 triệu đồng. Ngoài cây quýt, gia đình anh còn có thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng từ bán sa nhân. Từ một hộ còn nhiều khó khăn, đến nay gia đình anh Tỉn đã trở thành hộ khá của xã.

Xã Tả Ngài Chồ hiện có 43 hộ đang được vay vốn từ nguồn ủy thác. Đây là nguồn lực rất quan trọng, giúp người dân trong xã được tiếp cận để phát triển sản xuất. Ông Sùng Seo Sà, Chủ tịch UBND xã Tả Ngài Chồ cho biết: Ưu điểm của nguồn vốn vay theo Nghị quyết 06 là không hạn chế đối tượng vay, miễn là người dân sinh sống và có hộ khẩu tại xã thì có thể được xét cho vay. Chính vì vậy, đối với hơn 40 hộ của xã đang được vay vốn thì không hẳn là hộ nghèo mà còn là hộ khá, hộ giàu. Xã cũng lấy đây là các mô hình điểm cho bà con học tập, làm theo.

Hiện huyện Mường Khương có 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này với tổng dư nợ gần 18 tỷ đồng với khoảng 400 khách hàng. Sau khi giải ngân, các đơn vị nhận ủy thác thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích để nâng cao hiệu quả vốn vay.

Ông Vũ Đức Minh, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Khương cho biết: Việc kiểm tra được chúng tôi thực hiện trước, trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay, kiểm tra phương án sản xuất có tính hiệu quả, khả thi hay không; trong khi cho vay thì bảo đảm tiền vay đến tay đúng đối tượng được thụ hưởng; sau khi cho vay, hằng tháng, hằng quý đều có cán bộ ngân hàng về kiểm tra sử dụng vốn có đúng mục đích hay không. Đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của huyện hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình. Vì vậy, thời gian qua, nguồn vốn vay chính sách nói chung, nguồn vốn vay theo Nghị quyết 06 nói riêng được bảo đảm, phát huy hiệu quả.

Qua hơn 2 năm triển khai, nguồn vốn này đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của huyện Mường Khương. Cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 27,8%, đến hết năm 2020 còn 13,9%. Có nhiều hộ vay vốn chính sách không còn là xóa đói, giảm nghèo, mà bà con vay vốn để làm giàu.

Ông Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Từ thực tế triển khai cho thấy, nhu cầu vay vốn ưu đãi của bà con còn rất lớn, vì vậy chúng tôi đề xuất với tỉnh nếu có thể cân đối từ nguồn ngân sách địa phương thì tiếp tục tăng nguồn ủy thác này. Cụ thể, hiện mỗi xã đang được cấp 1 tỷ đồng/năm, nhưng nếu có thể thì tăng định mức này để thêm nhiều hộ được tiếp cận. Như vậy cũng có nghĩa là sẽ có thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế, nhiều hộ vươn lên khá, giàu trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát

Diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình địa chính trị thế giới cùng với áp lực gia tăng tỷ giá, lạm phát trong nước và thực trạng khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp là những yếu tố đang gây sức ép lớn cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội những quý còn lại của năm 2024.

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD

Theo thông tin từ Cục Hải Quan Lào Cai, từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu qua Lào Cai đạt hơn 468 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 308,5 triệu USD (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2023), nhập khẩu đạt 159,6 triệu USD (tăng 39,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác bảo đảm cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Đánh giá hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai

Chiều 23/4, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lào Cai tổ chức giao ban với các tổ chức - chính trị xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai để đánh giá hoạt động ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024.

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Nhộn nhịp "sàn giao dịch" dứa Nậm Sưu

Bản Phiệt (Bảo Thắng) là vùng trồng dứa lớn của Lào Cai nhưng ít ai biết đến điểm chuyên bán buôn mà người dân thường gọi vui là “sàn giao dịch” dứa tại thôn Nậm Sưu, đã hoạt động được hơn 10 năm. “Sàn giao dịch” họp từ 5 giờ thu hút nhiều tư thương đến trao đổi, mua bán. Mỗi ngày “sàn giao dịch” giúp nông dân địa phương tiêu thụ hàng chục, thậm chí hàng trăm tấn dứa.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

fb yt zl tw