Bắc Hà tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Hà có những bước phát triển mạnh, khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế. Thành quả này có được xuất phát từ chủ trương đúng của địa phương trong việc ưu tiên nguồn lực, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Với diện tích đất nông nghiệp lớn, hơn 54.000 ha (chiếm 79,6% tổng diện tích đất tự nhiên) cùng khí hậu tương đối đa dạng, đặc biệt là kiểu khí hậu á nhiệt đới nên Bắc Hà có điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng ôn đới, vật nuôi hàng hóa đặc sản.

z5690726971583_5fdddc319556a67dac1eb6d80f771a5a.jpg

Hiện Bắc Hà đã hình thành vùng cây ăn quả ôn đới (mận Tam hoa, mận địa phương, lê VH6, lê địa phương...) với hơn 1.300 ha, sản lượng quả tươi thu hoạch hằng năm đạt 4.800 tấn; vùng sản xuất quế với 10.471 ha, trong đó có 2.085 ha quế hữu cơ; vùng sản xuất dược liệu hơn 300 ha, trong đó 120 ha dược liệu hằng năm, tổng sản lượng thu hoạch đạt 708 tấn tươi/năm; vùng sản xuất chè 1.310 ha, trong đó 1.041 ha chè Shan tuyết đạt chuẩn hữu cơ, sản lượng chè búp tươi thu hái khoảng 4.500 tấn/năm; vùng trồng rau trái vụ, rau chất lượng cao 200 ha, sản lượng đạt 4.700 tấn/năm…

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh riêng có, huyện Bắc Hà đã kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư vào nông nghiệp. Đến nay, trên địa bàn đã triển khai nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp như sơ chế, chế biến liên kết bao tiêu sản phẩm chè búp tươi xã Bản Liền của Hợp tác xã Chè Bản Liền với hơn 1.100 ha; liên kết sản xuất và bao tiêu rau cho bà con với hơn 10 ha, sản lượng hơn 100 tấn của Hợp tác xã sinh thái Tà Chải; liên kết bao tiêu sản phẩm quế hữu cơ trên địa bàn với 2.085 ha của Công ty Hương gia vị Sơn Hà.

Ngoài ra còn có các hợp tác xã và cá nhân đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch (Kale farm), xưởng chế biến tinh dầu quế (Hợp tác xã Quế hữu cơ Nậm Đét, Nhà máy tinh dầu quế Nậm Lúc)…

z5690726953452_833db636da4dc7645b61f871cda02109.jpg

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện Bắc Hà cho biết: Từ những kết quả đạt được thời gian qua, huyện Bắc Hà xác định tiếp tục thu hút đầu tư vào những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, chế biến nông, lâm sản gắn với 6 nhóm cây, con chủ lực tại địa phương.

Huyện ưu tiên tập trung vào số dự án như liên kết sản xuất, tiêu thụ các loại rau, quả ôn đới (mận, lê, đào) theo hướng canh tác hữu cơ với hơn 500 ha, kết hợp xây dựng, duy trì chứng nhận hữu cơ đối với vùng canh tác cây ăn quả ôn đới. Xây dựng vùng trồng rau, hoa phù hợp khí hậu vùng cao (hồng, ly ly, địa lan...) theo hướng ứng dụng công nghệ cao, quy mô hơn 60 ha; đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa và kết hợp du lịch.

z5690727006508_30c10c24d2e5a8ea350d165ccf259765.jpg

Xây dựng nhà máy bảo quản, sơ chế rau và chế biến các sản phẩm từ quả ôn đới (mứt, si rô, quả sấy, rượu...); công suất khoảng 15 tấn rau, quả/ngày. Liên kết phát triển vùng trồng cây dược liệu tập trung (đương quy, cát cánh, atiso, sả lấy tinh dầu...) với quy mô hơn 300 ha; xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến dược liệu; kết hợp dịch vụ tham quan, trải nghiệm vùng trồng dược liệu tập trung tại các vùng trồng cây cát cánh, đương quy. Xây dựng nhà máy chiết xuất tinh dầu quế công suất 30 tấn tinh dầu/năm, kết hợp sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ quế. Xây dựng trang trại chăn nuôi hữu cơ bằng giống gà địa phương, lợn đen bản địa và các giống đại gia súc, đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ.

z5690727023670_ab04a5506d9f27e20ae2a04ee9ec9b65.jpg

Tuy nhiên, để thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào những dự án nói trên không đơn giản. Trước hết, nông nghiệp vốn là ngành tồn tại nhiều rủi ro bởi tác động của thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, điều kiện kinh tế còn khó khăn dẫn đến đầu tư vào sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Các nhà đầu tư tiếp cận cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn do quy trình, thủ tục chưa linh hoạt. Một số dự án đầu tư cần diện tích đất tương đối lớn nhưng hiện tại, quỹ đất của địa phương hạn chế, bởi phần lớn đất sản xuất nông nghiệp do các hộ quản lý, người dân quen với tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ nên việc tập trung đất đai khó thực hiện. Việc thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài, ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất nông nghiệp và thu hút doanh nghiệp đầu tư...

Để tháo gỡ những khó khăn này, huyện Bắc Hà rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn liên quan giải phóng mặt bằng, hồ sơ, thủ tục pháp lý. Tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân trong sản xuất để sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp trong thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp.

“Huyện tập trung đánh giá, phân tích và chủ động đề xuất với tỉnh kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đầu tư của nhà nước để các nhà đầu tư dễ tiếp cận”

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện Bắc Hà

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw