[Ảnh] Làng người Tày Na Lo rộn ràng vào vụ cốm mới

Thu sang cũng là lúc bà con người Tày ở thôn Na Lo, xã Tà Chải (huyện Bắc Hà) bận rộn hơn ngày thường, bởi mùa cốm mới đã về.

IMG_4824.jpeg
Khoảng 1 tuần trở lại đây, khi những cánh đồng, thửa ruộng thơm ngào ngạt mùi lúa non, những hạt lúa mẩy căng sữa chờ ngày chín là lúc đồng bào dân tộc Tày ở thôn Na Lo (xã Tả Chải, huyện Bắc Hà) bước vào mùa làm cốm mới.
IMG_4851.jpeg
Theo kinh nghiệm của người dân, muốn cốm ngon thì phải cắt đúng lúc. Lúa già thì hạt cốm không còn xanh, cứng và gẫy nát, còn lúa non quá bết cả vào trấu, nhão và sẽ mất ngon.
IMG_4830.jpeg
Người nông dân thoăn thoắt ngắt từng bông lúa nếp.
IMG_4822.jpeg
Giống lúa làm cốm tại Na Lo là lúa nếp cái hoa vàng. Đây là giống lúa có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt.
IMG_4865.jpeg
Thông thường, bà con lên nương từ sớm tinh mơ để hái lúa.
IMG_5091.jpeg
Sau khi thu hoạch xong, cả gia đình cùng nhau làm cốm, mỗi người một việc.
IMG_4895.jpeg
Công đoạn đầu tiên là tuốt lúa.
IMG_4891.jpeg
Những bông lúa sau khi được thu hoạch về sẽ được tuốt thủ công bằng bát hoặc muôi to.
IMG_4930.jpeg
Tiếp theo, đem những hạt lúa mới tuốt xong lên chảo gang rang cho chín trong thời gian khoảng 10 phút.
IMG_4977.jpeg
Rang cốm phải đều tay, nhỏ lửa để hạt cốm không bị cháy, không khô, xanh đều.
IMG_5029.jpeg
Khi thóc được rang chín, người làm cốm đổ ra một cái mẹt, để nguội, sau đó đem đi xát để tách vỏ trấu.
IMG_5053.jpeg
Xát xong, tiếp tục sàng sảy để cho sạch cốm. Lúc này, những hạt cốm xanh tươi lộ dần.
IMG_4994.jpeg
Sau khi có được những hạt cốm sạch, người làm cốm mang đi giã.
IMG_5009.jpeg
Khâu giã cốm phải cẩn thận, tỉ mỉ thì hạt cốm mới xanh và có độ mịn, dẻo.
IMG_4984.jpeg
Cốm giã xong được mang đi bóp cho tơi.
IMG_5015.jpeg
Vậy là xong một mẻ cốm.
IMG_5114.jpeg
Kết thúc quy trình, các bà, các chị sẽ gói cốm bằng lá dong để giữ được mùi thơm, độ ẩm và dẻo.
IMG_5120.jpeg
Bà con tận dụng cọng rơm lúa sau khi tuốt vừa làm dây buộc vừa trang trí tạo thẩm mỹ.
IMG_5135.jpeg
Sản phẩm được đóng gói vuông vắn, đẹp mắt.
IMG_5124.jpeg
Cốm thành phẩm giữ được màu xanh, dẻo thơm vốn có của lúa nếp. Cốm không chỉ là đặc sản mà còn là hiện thân của văn hóa người Tày nơi rẻo cao Bắc Hà.
IMG_4806.jpeg
Hằng ngày, bà con đem cốm ra chợ để bán. Đầu vụ, giá thị trường là 150.000 đồng/kg.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Ngày 28/9, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hơn 1 tấn phân bón (gồm phân hữu cơ, phân lân) và hơn 800 gói thuốc trừ bệnh nấm rễ, phân bón lá cho 30 hộ dân thôn Báu, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) để khôi phục diện tích na bị ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Việc xây dựng Hệ sinh thái tận dụng các FTA giúp doanh nghiệp ngành quế tối ưu hóa lợi ích hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay khi những thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi về quy định nhập khẩu.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Bát Xát căng sức giải phóng điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt

Thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại cho huyện Bát Xát tới 1.123 tỷ đồng (chưa kể thiệt hại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ 155, 156b và 158 qua địa bàn huyện), trong đó một phần lớn liên quan đến thiệt hại các công trình giao thông. Sửa chữa, khắc phục kịp thời các công trình, đảm bảo giao thông thông suốt đang là ưu tiên số 1 của huyện Bát Xát tại thời điểm này.

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Xã nghèo Nậm Pung tiếp nhận số tiền, hàng ủng hộ lớn trong ngày 21/9

Ngày 21/9, xã nghèo Nậm Pung (Bát Xát) đã tiếp nhận số tiền, ủng hộ lớn nhất từ trước đến nay với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng. Trong ngày, có 6 đoàn đã chuyển tiền, hàng tới xã Nậm Pung để trực tiếp hỗ trợ bà con xã nghèo vùng lũ, riêng đoàn từ thiện Bắc - Trung - Nam ủng hộ khoảng 400 triệu đồng.

fbytzltw