[Ảnh] Bắc Hà - điểm sáng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với hơn 3.226 ha cây trồng (chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ, huyện Bắc Hà đang là địa phương dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh. Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất tập trung, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Nông nghiệp hữu cơ là nông nghiệp không sử dụng các hóa chất hay các chất kích thích tăng trưởng trong quá trình sản xuất, giúp hệ sinh thái được phát triển bền vững, đảm bảo cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cao, dinh dưỡng cho con người. Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

baolaocai-c_a4.jpg
Bắc Hà có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đặc biệt là thói quen canh tác truyền thống của người dân nên rất phù hợp để sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Chè Shan tuyết Bắc Hà là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài, đã và đang được xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như EU, Canada, Hoa Kỳ... Hiện toàn huyện có 1.141 ha chè Shan tuyết được chứng nhận hữu cơ quốc tế...

baolaocai-c_a1.jpg
Người dân xã Bản Liền thu hoạch chè hữu cơ.
c2.jpg
baolaocai-c_a9.jpg
Sản phẩm chè hữu cơ Bắc Hà đã và đang được xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như EU, Canada, Hoa Kỳ...

Toàn huyện Bắc Hà hiện có hơn 10.471 ha quế, trong đó hơn 2.085 ha tại các xã: Nậm Đét, Nậm Lúc, Bản Cái đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế. Cây quế mang lại thu nhập hơn 270 tỷ đồng/năm cho người dân trên địa bàn.

baolaocai-tr_a11.jpg
Người dân xã Nậm Lúc chăm sóc quế hữu cơ.
baolaocai-c_a6.jpg
Sản phẩm quế hữu cơ xuất khẩu đạt giá trị kinh tế cao hơn từ 20 - 30% so với quế trồng thông thường.

Ngoài cây chè và cây quế đã được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, các cây trồng khác cũng đang được huyện Bắc Hà chỉ đạo sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ để nâng cao giá trị như cây ăn quả ôn đới, rau trái vụ, dược liệu...

baolaocai-br_a10.jpg
Cây dâu tây trồng theo hướng hữu cơ tại xã Lùng Phình đem lại hiệu quả cao cho người dân.

Sản xuất hữu cơ góp phần giảm thiểu sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp gần với thiên nhiên.

baolaocai-c_a5.jpg
Huyện Bắc Hà hiện có 271 ha rau trái vụ, rau an toàn; sản lượng ước đạt hơn 3.700 tấn; doanh thu ước đạt 55,7 tỷ đồng/năm. Sản phẩm rau được trồng theo hướng hữu cơ có giá bán cao và thị trường tiêu thụ thuận lợi hơn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Không giống sản xuất nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ kết hợp thêm ứng dụng của công nghệ sinh học, canh tác hữu cơ, tạo ra các sản phẩm chất lượng mà không ảnh hưởng đến môi trường, tạo ra ngành nông nghiệp xanh an toàn, thân thiện.

baolaocai-c_a12.jpg
Cây rau trái vụ trồng trong nhà màng, được bảo vệ tối đa trước sự xâm hại của sâu, bệnh nên không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
baolaocai-br_a8.jpg
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp từ vỏ dừa (sơ dừa) làm phân bón cho cây trồng, giúp cải tạo đất, cây phát triển tốt.
a7.jpg
Người dân xã Bản Liền làm cỏ và bón phân hữu cơ cho chè.

Thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục duy trì và phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; định hướng thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đối với tất các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw