Ấn tượng Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam

LCĐT - Tới Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong chuyến công tác cùng các đồng nghiệp, tôi rất ấn tượng với nơi này.

Tòa nhà Quyển Sách là nơi trưng bày, lưu trữ, bảo quản hàng trăm tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học nổi tiếng Việt Nam qua các thời kỳ.
Tòa nhà Quyển Sách là nơi trưng bày, lưu trữ, bảo quản hàng trăm tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học nổi tiếng Việt Nam qua các thời kỳ.

Không gian rộng lớn, bố trí khoa học

Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Công viên Di sản) đã trở thành điểm du lịch ở xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nằm cách thành phố Hòa Bình khoảng 20 km và cách Hà Nội khoảng 90 km. Trên đường vào công viên, chúng tôi được ngắm thỏa thích những vườn cam Cao Phong trĩu quả - thương hiệu nông sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình.

Công viên Di sản hiện là tổ hợp công viên hiện đại hàng đầu trong nước, có diện tích lên đến 30 ha. Được khởi công xây dựng từ năm 2008 và đến năm 2016 thì các hạng mục được hoàn thành và đưa vào hoạt động chính thức. Hiện nhiều hạng mục của công viên vẫn tiếp tục được xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Công viên xây dựng theo trường phái tự nhiên và quy hoạch mang tính khoa học để du khách có thể tham quan, trải nghiệm đầy đủ các dịch vụ.

Ngay khi bước vào cổng, Công viên Di sản khiến tôi và các đồng nghiệp bất ngờ bởi không gian rộng lớn, thiên nhiên tươi xanh, rực rỡ màu hoa. Đó là khu suối Hoa với hơn 500 loài hoa, nhiều loại cây cảnh và tiểu cảnh có những hình dáng khác nhau, hoặc khu rừng với khoảng 200 loài gỗ quý và cả những khu nghỉ dưỡng sang trọng, gần gũi thiên nhiên. Mỗi công trình giống một tác phẩm nghệ thuật với kiến trúc độc đáo, như tòa nhà hình quyển sách, hình con bướm, hình bọ rùa; cây cầu lát đá gắn với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tại đây còn có khu nhà biểu diễn múa rối nước đang được hoàn thiện, hứa hẹn trở thành nơi thu hút du khách trong và ngoài nước.

Hơn 150 thành viên tới từ báo Đảng các tỉnh vùng Tây Bắc đã được tận hưởng bầu không khí trong lành, những âm thanh của núi rừng khiến buổi tham quan, trải nghiệm càng trở nên thú vị.

Cán bộ, phóng viên được thuyết minh viên giới thiệu về các tài liệu, hiện vật tại khu trưng bày Triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”.
Cán bộ, phóng viên được thuyết minh viên giới thiệu về các tài liệu, hiện vật tại khu trưng bày Triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”.

Phóng viên Thu Thủy tới từ Báo Lai Châu hào hứng: Đây là lần đầu tiên được tham quan Công viên Di sản, tôi rất ấn tượng với quy mô nơi đây. Không chỉ có không gian rộng lớn mà mọi khu vực, biểu tượng, tiểu cảnh, cách bố trí, sắp xếp các hạng mục ở công viên đều cho thấy sự đầu tư, nghiên cứu kỹ và rất hợp lý. Đặc biệt là sự kết hợp khéo léo giữa khoa học và tự nhiên trong từng hạng mục khiến du khách cảm thấy rất gần gũi, thân thiện với môi trường.

Kho tàng di sản khoa học Việt Nam

Trong công viên còn có nhiều khu trưng bày và lưu giữ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam. Tòa nhà Quyển Sách là nơi lý tưởng cho những người yêu thích khám phá khoa học và tìm hiểu, nghiên cứu về các nhà khoa học Việt Nam. Nơi đây hiện lưu trữ nhiều tài liệu khoa học. Tòa nhà có 5 tầng và mỗi tầng là những không gian thú vị khác nhau. Trong đó, tôi ấn tượng với 3 phòng triển lãm, trưng bày các hiện vật, di sản của các nhà khoa học Việt Nam tại tầng 2 gồm: Phòng trưng bày theo yêu cầu với 66 tài liệu, hiện vật của nhà khoa học, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Lê Văn Truyền; phòng trưng bày triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” với hơn 100 tài liệu, hiện vật của 100 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực của Việt Nam như Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Trần Đại Nghĩa… Các hiện vật được trưng bày theo 3 chủ đề: Học tập, lập thân, lập nghiệp; đóng góp, cống hiến, hy sinh; tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương. Ngoài ra còn có phòng trưng bày, lưu trữ những tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hồ Chí Minh của nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với 14 công trình và cụm công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2017.

Có mặt tại đây, chúng tôi được các thuyết minh viên giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của hàng trăm hiện vật quý đã từng gắn bó với những nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam.

Nhiều tài liệu, hiện vật quý của các nhà khoa học được trưng bày và lưu giữ cẩn thận.
Nhiều tài liệu, hiện vật quý của các nhà khoa học được trưng bày và lưu giữ cẩn thận.

Phóng viên Hoàng Thu (Báo Lào Cai) chia sẻ: Tới Công viên Di sản, tôi được biết thêm nhiều điều về các nhà khoa học nổi tiếng của đất nước mình. Được tận mắt chiêm ngưỡng những tài liệu, hiện vật gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp của các nhà khoa học và nghe các thuyết minh viên giới thiệu, tôi càng thêm cảm phục, biết ơn vì những đóng góp to lớn của họ cho nền khoa học, giáo dục và nhiều chuyên ngành khác của nước ta.

Chị Bùi Thị Huyền, thuyết minh viên làm việc tại tòa nhà Quyển Sách cho biết, tòa nhà đón khách tham quan lần đầu vào năm 2016. Mỗi năm, nơi đây đón khoảng 20.000 đến 30.000 lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm khoảng 5% - 7%. Dù công việc lặp lại hằng ngày nhưng mỗi lần đón khách tới tham quan và thuyết minh cho họ nghe về những tài liệu, hiện vật của các nhà khoa học tại đây, chị đều xúc động và tự hào.

Các tầng còn lại của tòa nhà là những kho lưu trữ, bảo quản tài liệu của các nhà khoa học gồm tài liệu về y khoa, văn học, khoa học và rất nhiều khối chuyên ngành khác. Đây cũng là những tài liệu hữu ích đối với các bạn trẻ muốn tìm hiểu chuyên sâu và nghiên cứu về những đề tài khoa học. Các tài liệu ở đây được bảo quản nghiêm ngặt với quy trình nhiệt độ đạt tiêu chuẩn.

Chuyến thăm Công viên Di sản kết thúc bằng một tiệc liên hoan đầm ấm, vui vẻ tại tòa nhà hình cánh bướm - nơi chuyên tổ chức các sự kiện cho du khách. Đây không chỉ là dịp để các đồng nghiệp của tôi gắn bó, đoàn kết hơn, mà còn là cơ hội để cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí 8 tỉnh Tây Bắc, trong đó có Báo Lào Cai được tìm hiểu, trải nghiệm và có thêm kiến thức về các nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới

Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw