9 tuyến cao tốc được đề xuất nâng tốc độ tối đa 90 km/h

9 tuyến cao tốc 4 làn xe được Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải nâng tốc độ tối đa lên 90 km/h.

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, hiện cả nước có tổng số khoảng 1.892 km đường ô tô cao tốc đã được đưa vào khai thác sử dụng. Trong đó, một số tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư với 4 làn xe được cắm biển tốc độ tối đa cho phép là 90 km/h như: Đoạn Tuyên Quang - Phú Thọ, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ.

881daf3cf4701d2e4461.jpg
Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết giới hạn tốc độ tối đa 80 km/h.

Sau khi thí điểm nâng tốc độ từ 80 km/h lên 90 km/h với một số tuyến cao tốc mới hoàn thành, Cục Đường bộ đề xuất Bộ Giao thông vận tải áp dụng tốc độ này cho 9 tuyến cao tốc khác.

Đó là các tuyến: Lào Cai - Kim Thành, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, quy định về tốc độ tối đa 90 km/h áp dụng cho ô tô con, ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn, các phương tiện còn lại giữ nguyên tốc độ tối đa cho phép 80 km/h.

Trong quá trình khai thác, sử dụng, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác tiếp tục theo dõi về tổ chức giao thông, tình hình an toàn giao thông trên tuyến để kịp thời phát hiện các tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tốc độ khai thác, phương án tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều Đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề tại sao nhiều tuyến đường cao tốc hoàn thành, đi vào vận hành khai thác chỉ cho phép tối đa là 80 km/giờ; trong khi Quốc lộ 1A lại có đoạn tốc độ tối đa 90km/h.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, hiện Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc với 4 giới hạn tốc độ là 120 km/h, 100 km/h, 80 km/h và 60 km/h. Nhiều tuyến đường nếu đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh theo quy hoạch thì có thể chạy tối đa 120 km/h như tuyến Hạ Long - Móng Cái, Hà Nội - Hải Phòng.

Từ đầu năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã cho nghiên cứu, rà soát các tiêu chuẩn có phù hợp với thực tế hay chưa và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các tuyến quy định 80 km/h có thể nâng lên 90 km/h.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và dự kiến năm 2024 có thay đổi giới hạn tốc độ tối đa.

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

fb yt zl tw