6 lọ thuốc hiếm WHO viện trợ khẩn cấp đã về đến TPHCM để cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum

Tối 24/5, thông tin với Báo Sức khỏe & Đời sống, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TPHCM để kịp thời điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Như đã thông tin, để có thuốc khẩn cấp điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum , Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chỉ đạo Cục Quản lý dược nhanh chóng làm việc với các bộ phận liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng Việt Nam.

Chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.

Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh.

Với sự nỗ lực của Cục Quản lý dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP. Hồ Chí Minh trong ngày 24/5.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới mang thùng chứa 6 lọ thuốc quý BAT đến TPHCM trong đêm 24/5.

Theo Bộ Y tế, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.

Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại TP. Hồ Chí Minh. Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

Thuốc giải 8.000 USD được bảo quản kỹ lưỡng trong nhiệt độ âm sâu.

Về giải pháp căn cơ, Bộ Y tế cho biết, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Bên cạnh việc cấp phép và nhập khẩu thuốc thương mại thông thường, để đảm bảo tính cấp bách, năm 2020 để phục vụ các ca nhiễm độc tố botulinum do sử dụng pa-tê chay có chứa độc tố, Bộ Y tế đã đề nghị WHO hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung thuốc BAT và WHO đã có những hỗ trợ rất kịp thời 10 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (A,B,C,D,E,F,G) – (Equine). Lô thuốc này đã góp phần kịp thời cứu chữa các bệnh nhân

Báo Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo kêu gọi từ thiện từ tài khoản facebook giả mạo

Cảnh báo kêu gọi từ thiện từ tài khoản facebook giả mạo

Lợi dụng lòng trắc ẩn, thương người, nhiều đối tượng đã tạo các trang mạng xã hội facebook giả mạo để kêu gọi từ thiện. Những đối tượng này mạo danh các cơ quan, tổ chức, tên tuổi cá nhân để trục lợi, đăng những hình ảnh thương tâm, clip xúc động, lời lẽ thống thiết kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ... khiến hàng trăm người sẵn sàng chuyển khoản ủng hộ mà chưa kịp kiểm chứng. 

Vì sao thuốc lá điện tử dễ gây nghiện nhưng lại khó bỏ?

Vì sao thuốc lá điện tử dễ gây nghiện nhưng lại khó bỏ?

Từ đầu năm 2025, thuốc lá điện tử chính thức bị cấm bán và sử dụng tại Việt Nam. Quyết định này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tỷ lệ người hút thuốc trong giới trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít người vẫn loay hoay trong hành trình từ bỏ thuốc lá điện tử, thậm chí tái nghiện chỉ sau thời gian ngắn.

Phát hiện mới ở trẻ tự kỷ

Phát hiện mới ở trẻ tự kỷ

Các nhà khoa học tại Đại học Geneva (UNIGE), Thụy Sỹ vừa công bố phát hiện quan trọng, làm sáng tỏ nguyên nhân phía sau những khó khăn trong tương tác xã hội ở trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Lào Cai chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ

Lào Cai chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp lễ

Dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 cũng là thời gian cao điểm khách du lịch đến các địa phương trong tỉnh, do đó ngành y tế Lào Cai và các doanh nghiệp đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ người dân và du khách. 

Ngày lễ không nghỉ của những người thầy thuốc

Ngày lễ không nghỉ của những người thầy thuốc

Trong không khí hân hoan đón chào kỳ nghỉ Lễ 30/4 – 1/5, hàng triệu người lao động được nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình thì ở nơi hành lang bệnh viện, ánh đèn vẫn sáng, tiếng chân rảo bước, tiếng băng ca đẩy hối hả, nhịp độ làm việc khẩn trương. Những “chiến sĩ áo trắng” miệt mài làm việc, túc trực ngày đêm để giành giật sự sống cho người bệnh.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Trong 4 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh Lào Cai đã ghi nhận hơn 3.800 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Những biện pháp phòng, chống dịch đang được ngành y tế và các địa phương quyết liệt triển khai, bảo vệ sức khỏe người dân. 

Siết chặt quản lý chất lượng thuốc

Siết chặt quản lý chất lượng thuốc

Trong bối cảnh thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào thị trường, việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng thuốc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngành y tế Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và phòng ngừa việc sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, bảo đảm chất lượng thuốc an toàn và hiệu quả điều trị cho người sử dụng.

fb yt zl tw