Bộ Y tế thu hồi 2 sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa chất cấm Sibutramine

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 944/ATTP-PCCTR gửi 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc về việc giám sát, thu hồi sản phẩm có chứa chất cấm sibutramine.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm Sibutramine.

Cụ thể đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold (số lô: 11 2023, NSX: 01/11/2023, HSD: 01/11/2026). Thương nhân nhập khẩu, phân phối và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa: Công ty Cổ phần EU YB, địa chỉ: Tổ 20, P. Minh Tân, TP. Yên Bái. Sản xuất tại: Austin Biologic & Technology Limited Austin Road West Level 206, International Commerce Centre, Hong Kong. Chất cấm phát hiện: Định tính Sibutramine: dương tính

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Best Slim Collagen (Số lô 29L367, HSD: 01/2027). Thương nhân nhập khẩu, phân phối và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Hoa Anh Đào, địa chỉ: Xóm 4 Thôn Hải Bối, Xã Hải Bối, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Xuất xứ: Mỹ. Sản xuất bởi: Arnet Pharmaceutical, 2525 Davie Road, Bldg 330. Davied, Florida 33317. Chất cấm phát hiện: Định tính Sibutramine: dương tính

Bộ Y tế thu hồi 2 sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa chất cấm Sibutramine ảnh 1

Bộ Y tế thu hồi 2 sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa chất cấm Sibutramine

Trong 2 sản phẩm trên, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe “Dáng xuân Phục linh Gold” chưa đăng ký số đăng ký bản công bố sản phẩm, số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố ghi trên bao bì là không đúng.

Đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe BEST SLIM COLLAGEN do Công ty TNHH Thiết bị y tế Hoa Anh Đào công bố đã đăng ký số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 4844/2019/ĐKSP ngày 07/5/2019. Công ty TNHH Thiết bị y tế Hoa Anh Đào báo cáo không nhập khẩu lô sản phẩm BEST SLIM COLLAGEN (Lot/production should be used before #29L367-01/2027 ). Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý theo quy định.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tăng cường đấu tranh phòng chống hàng giả là thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế/ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng, không kinh doanh 2 lô thực phẩm bảo vệ sức khỏe có các thông tin nêu trên. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân buôn bán sản phẩm có các thông tin nêu trên, đề nghị tiến hành thu hồi và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển phôi cho 4 trường hợp hiếm muộn

Chuyển phôi cho 4 trường hợp hiếm muộn

Sau gần 1 tháng được Bộ Y tế thẩm định công nhận thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản tỉnh Lào Cai, trực thuộc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã tiếp nhận điều trị hiếm muộn cho 23 trường hợp.

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Hiện đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hằng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch rất quan trọng. Để dịch không bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết. 

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đề xuất tăng mức xử phạt đối với các hành vi gây mất an toàn thực phẩm thể hiện sự quyết liệt trong cuộc chiến chống thực phẩm “bẩn”. Tuy nhiên, làm thế nào phát huy một cách hiệu quả các chế tài, nâng cao tính răn đe của các quy định pháp luật.

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Từ vụ sữa giả: Siết chặt quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm về sức khỏe

Vụ việc kẹo rau củ KERA chưa kịp lắng xuống thì người tiêu dùng lại sửng sốt khi cơ quan chức năng phát hiện tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả. Các loại sữa này được quảng cáo chứa tổ yến, đông trùng hạ thảo, óc chó, macca... nhưng thực tế không hề có; nhiều sản phẩm chỉ có nguyên liệu thông thường, chất lượng dưới 70% so với mức công bố. 

fb yt zl tw