Xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng tại Điện Thái Hòa

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, bước đầu công tác khảo cổ tại vị trí điện Thái Hòa, Đại nội Huế đã xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng. Theo đó, khu vực khảo cổ tập trung ở chái Đông và chái Tây của công trình di tích điện Thái Hòa với diện tích 66 m2.

Tại các hố thám sát khảo cổ đã xuất lộ nền móng bậc cấp, xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát nền móng ở chái Đông và chái Tây; xuất lộ lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa sát nền móng dọc theo bậc cấp chái Tây. Tại các hố đào cũng xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống của điện Thái Hòa; xuất lộ chân móng chái Tây, góc phía Tây Bắc của điện Thái Hòa... 

Xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng tại Điện Thái Hòa ảnh 1

Xuất lộ chân móng chái Tây góc phía Tây bắc cửa điện Thái Hòa.

Công tác thực hiện khảo cổ học tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế do tiến sĩ Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chủ trì cùng 3 thành viên khác tham gia. Sau đợt khai quật khảo cổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khảo cổ và báo cáo khoa học gửi về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch theo quy định. 

Xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng tại Điện Thái Hòa ảnh 2

Xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát móng nền chái Tây- điện Thái Hòa.

Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần… Công trình xây dựng tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805. Ban đầu, điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45m về phía Tây Bắc. Tháng 3/1833, khi điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại nội, vua Minh Mạng cho di dời điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ hơn... 

Xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng tại Điện Thái Hòa ảnh 3

Hội đồng khoa học của di tích Huế kiểm tra các hố khảo cổ học tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế.

Dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa” được thực hiện trong vòng 4 năm, tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

Xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng tại Điện Thái Hòa ảnh 4

Xuất lộ phần bó vỉa sát chân móng ở bậc cấp phía Nam, ở chái Đông, điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Bà Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: "Hiện tại thì đã xuất lộ nhiều viết tích rất quan trọng phục vụ cho công tác trùng tu. Tức là ở phía chái Đông chái Tây mà bó vỉa sát nền móng thì xuất hiện một lớp đá ong bó vỉa bao quanh và trên lớp đá ong có một lớp vữa và trên lớp vữa đó là một lớp gạch bát tràng chạy quanh ở tường thành chái Đông và chái Tây bảo vệ và gia cố nền móng góp phần cho công tác trùng tu rất lớn"./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw