"Xăng, điều hòa chịu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là không phù hợp"

Một số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và điều hòa, vì đây là mặt hàng thiết yếu.

Vấn đề này được nêu ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại Phiên họp 43, chiều 10/3.

Nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận là về đối tượng chịu thuế. Đáng chú ý, dự thảo quy định đối tượng chịu thuế có xăng các loại; điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, trừ loại theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, máy bay.

Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất bán hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh).

Bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp.

Bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp.

“Xăng là mặt hàng thiết yếu mà đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là không phù hợp” – bà Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nêu quan điểm.

Bà Lê Thị Nga cũng cho rằng điều hòa công suất bình thường trước đây chục năm là mặt hàng xa xỉ, nhưng nay là mặt hàng thiết yếu rồi, do vậy cũng cân nhắc loại ra khỏi đối tượng chịu thuế trên.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, từ đầu quan điểm của ông là không đưa xăng và điều hòa nhiệt độ vào đối tượng chịu thuế.

“Xăng là mặt hàng thiết yếu, không chỉ là hàng hóa đầu vào của nền kinh tế mà trong đời sống người dân. Ai cũng phải dùng xăng, chưa kể mặt hàng này còn chịu thuế bảo vệ môi trường. Điều hòa nhiệt độ cũng vậy, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 cũng đề nghị xem xét lại. Từ đô thị đến nông thôn hiện nay phần lớn đều có điều hòa. Cho rằng đây là mặt hàng xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là không còn phù hợp”, ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng.

Cũng theo ông Hoàng Thanh Tùng, không nên quy định trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ thì giao Chính phủ xem xét, quy định vì đây là vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Tương tự, ông đề nghị bỏ quy định trong dự thảo là “Trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều này để phù hợp với bối cảnh kinh tế”.

Báo cáo giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho rằng, nhu cầu sử dụng điều hòa ngày càng tăng cao, mặc dù sử dụng công nghệ mới nhưng vẫn ảnh hưởng môi trường, tiết kiệm điện năng chưa nhiều. Một số nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này; nhiều nước hạn chế sử dụng để tiết kiệm điện qua cấp phép lắp đặt, giới hạn mức nhiệt độ, kiểm tra khả năng vận hành tiết kiệm điện...

“Do vậy cần thu thuế tiêu thụ đặc biệt với loại điều hòa trên để định hướng tiêu dùng tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường”, theo ông Cao Anh Tuấn.

Với mặt hàng xăng các loại, Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho biết, hầu hết các nước đều thu thuế và có mức thu thấp với xăng sinh học. Tại Việt Nam, xăng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1995 và ổn định đến nay, trong đó xăng sinh học chịu thuế thấp hơn xăng thông thường.

Quan điểm của cơ quan soạn thảo là nhằm khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học thân thiện với môi trường, hơn nữa quy định đang ổn định nên không đặt vấn đề đưa xăng ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn báo cáo tại phiên họp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn báo cáo tại phiên họp

Đề cập thêm về vấn đề này, đại diện cơ quan thẩm tra, ông Phan Văn Mãi – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, nếu tiếp cận theo hướng coi các mặt hàng trên là đầu vào thiết yếu của kinh tế, đời sống thì nên quy về đánh thuế môi trường.

“Các cơ quan sẽ ngồi phân tích kỹ, đánh giá và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu cần thì có 2 phương án xin ý kiến”, ông Phan Văn Mãi nói.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, không chỉ liên quan đến đối tượng chịu thuế mà các nội dung có nhiều phương án phải đưa ra căn cứ rõ ràng cho từng phương án.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

Xác định rõ vị trí “đầu cầu” trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) và các nước ASEAN, Lào Cai đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong thu hút nguồn lực đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”.

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

Sáng 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai, Sở Công Thương, Sở Xây dựng với các doanh nghiệp.

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Lào Cai có vị trí địa lý chiến lược, chính trị quan trọng, là cửa ngõ kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN thông qua hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và tới đây là đường hàng không. Với tiềm năng vượt trội về công nghiệp, kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch và nông nghiệp, tỉnh Lào Cai ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển.

Tạo động lực để bứt phá

Xây dựng nền tảng cửa khẩu số: Tạo động lực để bứt phá

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn, là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam và khu vực ASEAN. Từ đó đến nay, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng cửa khẩu số hiện đại, văn minh.

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

Việt Nam có thể dùng dư địa tài khóa đối phó bất ổn gia tăng

Việt Nam có thể dùng dư địa tài khóa đối phó bất ổn gia tăng

Tại buổi họp công bố Báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam ngày 12/3, bà Mariam J. Sherman, Giám đốc World Bank (WB) tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: Trong 2 năm tới, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, nhưng Việt Nam có thể phải sử dụng dư địa tài khóa đối phó với những bất ổn gia tăng.

fb yt zl tw