Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, huyện Bảo Yên đang quyết tâm vực lại nghề theo hướng đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư cho công nghiệp chế biến để phát triển bền vững.

Nghề trồng dâu nuôi tằm theo hướng hàng hóa tại xã Việt Tiến và xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên bắt đầu manh nha, phát triển từ cuối năm 2017. Với khả năng thu hồi vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng dâu nuôi tằm sau đó phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bảo Yên. Thời kỳ “hoàng kim”, diện tích trồng dâu nuôi tằm đã đạt hơn 200 ha. Dâu tằm khi đó được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp hàng hóa của huyện Bảo Yên với quy mô đạt 400 ha vào năm 2025.

Huyện Bảo Yên đang nỗ lực khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành dâu tằm tơ bị suy thoái, giá kén tằm chạm đáy nên nhiều hộ đã chặt bỏ diện tích trồng dâu, “bỏ nghề” nuôi tằm. Bước qua thời kỳ suy thoái, khoảng giữa năm 2023, ngành dâu tằm tơ đã phục hồi, giá kén tằm tăng trở lại, huyện Bảo Yên đã đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích nông dân và doanh nghiệp khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng không ít nông dân vẫn tỏ ra thận trọng với nghề này. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Bảo Yên mới phục hồi được hơn 30 ha dâu tằm.

Dautam1.jpg
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Khoa ở thôn Bảo Ân, xã Kim Sơn kiên trì giữ nghề trồng dâu nuôi tằm.

Kiên trì giữ diện tích trồng dâu ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh ảnh hưởng, gia đình ông Nguyễn Ngọc Khoa (thôn Bảo Ân, xã Kim Sơn) là một trong những hộ đầu tiên trở lại với nghề trồng dâu nuôi tằm. Đến nay, gia đình ông Khoa có 3 ha trồng dâu, nuôi 2 lứa tằm/tháng. Mỗi lứa, gia đình ông Khoa nuôi 5 vòng tằm, thu được khoảng 100 kg kén. Với giá kén trung bình 160 nghìn đồng/kg, mỗi lứa tằm ông Khoa thu được khoảng 16 triệu đồng, lãi 13 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí.

DT5.jpg
Nghề trồng dâu nuôi tằm mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân huyện Bảo Yên.

Ông Khoa chia sẻ: Nuôi tằm không khó nhưng thường xuyên phải lên mạng để học hỏi, cải tiến kỹ thuật nuôi nhằm giảm chi phí, đạt năng suất, chất lượng kén tốt nhất. Đối với nghề nuôi tằm, vất vả nhất là trong 3 ngày tằm ăn rỗi nhưng bù lại nuôi tằm cho giá trị kinh tế cao hơn làm nông nghiệp truyền thống (trồng lúa, trồng ngô) gấp nhiều lần. Với quy mô hiện tại, mỗi tháng gia đình tôi có thể thu về khoảng 25 - 26 triệu đồng sau khi trừ các loại chi phí.

Trở lại với nghề bắt đầu từ 2 nong tằm rồi mở rộng lên 4 nong, 8 nong, anh Nguyễn Văn Việt ở thôn Tân Văn, xã Kim Sơn cũng khẳng định: Nếu giá kén ổn định như hiện tại thì trồng dâu nuôi tằm chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng, vật nuôi khác tại địa phương. Chúng tôi vừa làm vừa nghe ngóng thị trường, từng bước mở rộng quy mô sản xuất.

Khi ngành dâu tằm tơ phục hồi, thị trường có dấu hiệu khởi sắc, giá kén tăng cao và ổn định, không chỉ gia đình ông Khoa, anh Việt mà nhiều hộ dân khác trên địa bàn xã Kim Sơn, Việt Tiến và một số xã khác trên địa bàn huyện Bảo Yên đã từng bước khôi phục lại diện tích trồng dâu nuôi tằm. Các hộ trồng dâu nuôi tằm còn không ngừng mở rộng quy mô, xây mới nhà nuôi, áp dụng kỹ thuật để có những lứa tằm khỏe, ít bị bệnh, nâng cao chất lượng kén. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Bảo Yên có khoảng 20 hộ trở lại với nghề trồng dâu nuôi tằm với diện tích trồng dâu được khôi phục hơn 30 ha.

Nói về việc khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm ở địa phương, bà Nhữ Thị Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên cho biết: Sau khi ngành dâu tằm tơ phục hồi, huyện Bảo Yên tiếp tục xác định dâu tằm là cây có giá trị kinh tế cao, nếu có thể liên kết phát triển theo chuỗi sẽ giúp nông dân nâng cao thu nhập. Huyện Bảo Yên vẫn kiên định đưa cây dâu tằm trở thành cây chủ lực, ưu tiên phát triển, mở rộng trong thời gian tới. Đến năm 2025, huyện phấn đấu phát triển và giữ ổn định khoảng 300 ha và mở rộng lên 500 ha cây dâu tằm vào năm 2030. Bên cạnh việc khuyến khích người dân khôi phục lại diện tích trồng dâu nuôi tằm, chúng tôi đã đẩy mạnh việc kết nối với các doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi liên kết bền vững. Khi có vùng trồng đủ lớn, địa phương sẽ kêu gọi, thu hút đầu tư nhà máy chế biến tơ tằm để nâng cao giá trị của ngành hàng này.

Ngành dâu tằm tơ phục hồi và phát triển ổn định là cơ sở quan trọng để huyện Bảo Yên vực dậy nghề trồng dâu nuôi tằm, kiên định với mục tiêu đưa cây trồng này trở thành cây trồng chủ lực. Bên cạnh đó, việc liên kết với Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái giúp nông dân huyện Bảo Yên có thêm niềm tin để trở lại với nghề trồng dâu nuôi tằm.

DT6.jpg
Nhà máy ươm tơ hiện đại của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái.

Ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết: Nhà máy của công ty hiện có 4 giàn máy, công suất ươm tơ đạt 2,5 tấn kén/ngày. Sản phẩm chính của công ty là tơ sợi xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, EU. Bên cạnh vùng nguyên liệu tại tỉnh Yên Bái, chúng tôi cũng đang phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang. Trong đó, chúng tôi đánh giá rất cao tiềm năng vùng nguyên liệu tỉnh Lào Cai, có thể phát triển với quy mô lớn. Công ty sẵn sàng liên kết, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm kén cho nông dân thông qua các hợp tác xã. Ngoài phát triển vùng nguyên liệu, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát, làm việc với các ngành chức năng của tỉnh Lào Cai để nghiên cứu, xây dựng nhà máy ươm tơ tại tỉnh khi đủ các điều kiện cần thiết. Ngành dâu tằm tơ đã phục hồi mạnh mẽ nên bà con có thể yên tâm phát triển sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Cùng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, những bài thuốc nam gia truyền ở vùng núi cao Bát Xát vẫn đang được bảo tồn, phát triển để hỗ trợ người dân chăm sóc sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, có đời sống hữu ích, vui vẻ hơn.

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mình, đồng bào Tày ở Bản Liền (Bắc Hà) vẫn đau đáu câu chuyện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, những năm gần đây, từ việc bà con người Tày giữ nghề truyền thống đã thu hút du khách đến với Bản Liền, thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương phát triển…

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Trăn trở giữ nghề truyền thống

Ở một góc nhỏ trong thôn người Nùng Dín ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương vẫn có đôi tay miệt mài, chăm chỉ cầm kim khâu và chỉ thêu, may vá mỗi ngày với trái tim yêu văn hóa truyền thống, đam mê nghề thủ công của dân tộc mình.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Một ngày cuối thu, tôi ghé thăm căn phòng ở tầng 3 căn hộ của Khu đô thị Bitexco (thành phố Lào Cai) nơi có hơn 20 thành viên của xưởng “Núi Rừng Handmade” đang miệt mài với công việc móc len. Nhìn ánh mắt chăm chú vào từng sợi len, kim móc, những đôi tay dẻo dai, thoăn thoắt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về nàng Bân đan áo cho chồng.

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Mùa cốm mới bên dòng Nậm Bắt

Bằng bàn tay khéo léo, chăm chỉ, những phụ nữ Tày đã làm ra những “hạt ngọc xanh” đong đầy hương vị đất trời, đưa hạt cốm Hợp Thành trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của thành phố Lào Cai.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

[Ảnh] Phụ nữ Tày Hợp Thành giữ nghề làm cốm

Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt, đậm đà hương vị đồng quê.

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

“Cạch! Cạch!” - tiếng búa đập vào thanh sắt phát ra từ một lò rèn nhỏ nằm cuối thôn Bản Phố 2C (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) khiến chúng tôi mường tượng về một thời hoàng kim của làng rèn Bản Phố. Dù thăng trầm của thời cuộc khiến nghề rèn dần mai một nhưng ở Bản Phố vẫn còn đó những người bám trụ với nghề, bằng cách riêng miệt mài truyền dạy cho thế hệ tương lai. Họ giữ gìn “kho tàng” câu chuyện cũng như kỹ thuật đúc rèn tồn tại cả trăm năm ở vùng cao nguyên trắng.

fb yt zl tw