Vinh danh các trích đoạn hay sân khấu toàn quốc

Sau 12 ngày thi tài sôi nổi, Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc – 2023 đã khép lại tối 1/6, tại Hà Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức, diễn ra từ ngày 20/5 đến 1/6, có hơn 100 trích đoạn của 33 đơn vị nghệ thuật, với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham dự.

Đánh giá về chất lượng Liên hoan, nhà viết kịch, TS.Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo nhận định: Các trích đoạn tuy chưa phải là bức tranh hoàn chỉnh khắc họa diện mạo của nghệ thuật Sân khấu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhưng cũng đủ các yếu tố để chúng ta nhìn nhận, đánh giá xem nghệ thuật sân khấu đang đứng ở cung bậc nào trước đòi hỏi của đời sống xã hội và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân.

Vinh danh 7 đơn vị có trích đoạn xuất sắc tại Liên hoan.
Vinh danh 7 đơn vị có trích đoạn xuất sắc tại Liên hoan.

Theo TS.Nguyễn Đăng Chương, phần lớn trích đoạn đều có kết cấu hợp lý, người xem hiểu nội dung câu truyện được chuyển tải trong khoảng thời gian ngắn mà không bị hụt hẫng, tẻ nhạt thông qua hình tượng của một hoặc hai nhân vật chính. Những hình tượng ấy gửi gắm tới người xem về khát vọng, của con người luôn vươn tới những điều tốt đẹp, những giá trị nhân văn, thậm chí có thể hy sinh tất cả để đạt được mục đích và lý tưởng cao đẹp. Một số trích đoạn tập trung lên án cái ác, sự xấu xa thấp hèn của con người trong quá khứ và hiện tại. Số lượng trích đoạn này không nhiều nhưng cũng có tác dụng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức, nhân cách của con người.

Trong 106 trích đoạn thì có tới 85 trích đoạn thuộc các loại hình nghệ thuật kịch hát truyền thống. Con số này cho thấy, trong điều kiện còn quá nhiều thách thức khó khăn, các nghệ sĩ kịch hát dân tộc vẫn thắp sáng khát vọng sáng tạo, cố gắng vượt qua chính mình, gạn đục khơi trong để giữ nghề, để lưu truyền và tiếp nối những thành quả mà nhiều thế hệ ông cha đã vắt kiệt cả cuộc đời mới tạo dựng nên.

Các diễn viên nhận Huy chương Vàng tại Liên hoan.
Các diễn viên nhận Huy chương Vàng tại Liên hoan.

Tại Liên hoan có 29 trích đoạn kinh điển của nghệ thuật Tuồng và Chèo truyền thống, về cơ bản các thành phần sáng tạo đã giữ được các nguyên tắc và đặc trưng cốt lõi của từng loại hình nghệ thuật, giữ được các trò diễn, trò nhời; tiếp nhận và phát huy những thành quả cha ông để lại với tiết tấu mới, phù hợp với sự tiếp nhận của khán giả ngày hôm nay. Nhiều diễn viên đã tỏa sáng, lấp lánh trên các tiêu chí “thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần” mà người xưa truyền lại, tạo nên cảm xúc ngọt ngào nhưng mãnh liệt. Tuy nhiên, một số đơn vị mang tới Liên hoan những trích đoạn sân khấu rất nghiệp dư, có những trích đoạn chưa chuyển tải được hết nội dung, đề tài hiện đại được ê kíp sáng tạo hư cấu phản cảm...

Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan đánh giá, từ liên hoan nghệ thuật lần này, các nghệ sĩ có thêm những kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, tiếp tục không ngừng nâng cao trình độ, cống hiến cho xã hội những tác phẩm ý nghĩa, chất lượng.

Các đơn vị nghệ thuật mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các tỉnh, thành phố trong việc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ kế cận để nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật sân khấu, phục vụ đời sống tinh thần của người dân.

Tại lễ bế mạc Liên hoan, Ban Tổ chức đã vinh danh 7 trích đoạn xuất sắc: “Những vì sao không tắt” của Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Hà Nam; “Sóng hận Lục Đầu Giang” của Nhà hát Tuồng Việt Nam; “Oan khuất một thời” của Nhà hát Chèo Hà Nội; “Chôn hề” của Nhà hát Chèo Ninh Bình; “Cúc ơi” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam; “Đêm trắng” của Nhà hát Kịch Việt Nam; “Dòng sông đỏ” của Nhà hát Cải lương Trần Hữu trang. Ngoài ra còn có 2 dàn nhạc xuất sắc (Dàn nhạc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Dàn nhạc Nhà hát Chèo Thái Bình, 1 nhạc công xuất sắc (NSƯT Vũ Đình Cương thuộc Nhà hát Chèo Thái Bình) và 1 diễn viên nhỏ tuổi nhất (bé Gia Bảo với vai bé Bảo trong trích đoạn "Giấc mơ không có thật" của Đoàn Cải lương Hải Phòng).

Ban Tổ chức đã trao 54 Huy chương Vàng, 60 Huy chương Bạc cho các diễn viên; trao giải Xuất sắc cho 2 dàn nhạc và 1 nhạc công.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw