Diễn đàn WEF là nơi Việt Nam tham khảo, chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đã trả lởi phỏng vấn báo chí về kết quả tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) tại Nay Pyi Taw, Myanmar, ngày 5-7/6/2013.
PV: Xin Thứ trưởng cho biết việc tham dự Hội nghị WEF Đông Á có ý nghĩa như thế nào đối với Việt
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Từ nhiều năm nay, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã trở thành một trong những Diễn đàn quốc tế có uy tín, đề xuất các sáng kiến, ý tưởng quan trọng về các giải pháp và các vấn đề kinh tế phát triển của thế giới và khu vực. Hội nghị WEF Đông Á được tổ chức thường niên đã tạo diễn đàn đối thoại giữa các nhà lãnh đạo, quan chức chính phủ, giới doanh nghiệp, các học giả và tổ chức dân sự về sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Á, biện pháp và phương hướng tăng cường hợp tác và hội nhập khu vực, ứng phó với các thách thức chung mới nổi, trong đó có cả các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu…
Với chủ đề “Sự chuyển biến can đảm hướng tới hội nhập và phát triển toàn diện”, Hội nghị WEF Đông Á 2013 đặt trọng tâm vào hội nhập khu vực và chuyển đổi. Đây là một lựa chọn phù hợp và rất đúng thời điểm bởi sự gắn kết chặt chẽ giữa hai quá trình này và sự cấp thiết phải có những bước đi mạnh mẽ để giúp mỗi quốc gia và cả khu vực vượt qua khó khăn thách thức và đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước trong khu vực như Tổng thống Myanmar,Thủ tướng Việt Nam, Tổng thống Philippines, Thủ tướng Lào, Phó Thủ tướng Campuchia, Phó Thủ tướng Thái Lan và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế như Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển. Đây cũng là Hội nghị thu hút được số lượng đại biểu kỷ lục, với hơn 900 đại biểu là chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các học giả quốc tế đến từ 55 quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Diễn đàn kinh tế thế giới là nơi chúng ta tham khảo và chia sẻ quan điểm cũng như kinh nghiệm phát triển với các nước nhằm đưa nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, đồng thời góp phần cùng các nước ASEAN hoàn thành xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Diễn đàn cũng là nơi các tập đoàn hàng đầu thế giới có dịp tiếp kiến Lãnh đạo ta để bày tỏ quan tâm và hợp tác với Việt
PV: Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể hơn kết quả tham dự Hội nghị WEF Đông Á 2013 của đoàn Việt
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Nhận lời mời của Tổng thống Myanmar và Chủ tịch WEF, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam gồm Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ Khoa học Công nghệ, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, dự Hội nghị WEF Đông Á 2013. Lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của WEF, như FPT, Vina Capital, VIN Group, SOVICO… cũng được Ban tổ chức mời tham dự.
Trong bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị trường năng động, cạnh tranh, nơi mà tất cả các thành phần kinh tế đều có thể phát huy được tốt nhất khả năng của mình, đồng thời luôn chủ động, tích cực đưa nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; tự do lưu thông thương mại và đầu tư thông qua liên kết kinh tế; và hợp tác tin cậy, hiệu quả giữa các quốc gia trong giải quyết các thách thức chung của khu vực và thế giới.
Đối với tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để cùng với Myanmar và các nước thành viên khác tăng cường hợp tác liên kết, kết nối trên các lĩnh vực để cùng có lợi, cùng phát triển và đóng góp thiết thực vào xây dựng Cộng đồng ASEAN. Nỗ lực tăng cường kết nối và liên kết kinh tế của các nước trong khu vực tiểu vùng Mê Công là một cấu phần khổng thể thiếu, trong đó có việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế, điển hình là tuyến hành lang kinh tế Đông –Tây (EWEC).
Thủ tướng cũng đề nghị các quốc gia tăng cường hợp tác nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và thúc đẩy sự phát triển của hành lang và kêu gọi khu vực doanh nghiệp đầu tư vào những dự án phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương dọc tuyến hành lang vì lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng và của cả khu vực.
Trong thời gian Hội nghị,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu đã tham dự Phiên họp về sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” nhằm thúc đẩy mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong xây dựng nông nghiệp bền vững và bảo đảm an ninh lương thực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động tích cực tại Hội nghị: Tập đoàn Vina Capital chủ trì buổi ăn trưa, kết nối các doanh nghiệp trong khu vực tiểu vùng Mê Công chia sẻ thông tin về những cơ hội và thách thức trong kinh doanh tại khu vực; Tập đoàn FPT tham dự Hội nghị về Công nghệ thông tin và truyền thông; Tập đoàn VIN Group tham dự các hoạt động trong khuổn khổ Diễn đàn các nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu... Thông qua các hoạt động này, Đoàn ta đã đóng góp vào các cuộc thảo luận về hội nhập và phát triển toàn diện tại khu vực Đông Á và đã giới thiệu tới cộng đồng quốc tế về chính sách, tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư tại Việt
Bên lề Hội nghị, Thủ tướng đã tiếp một số tập đoàn hàng đầu thế giới như General Electrics, Unilever, Phillips, Intel, Novatis. Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế đều đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhân dịp này, chiều ngày 6/6/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống nước chủ nhà Thein Sein tại Phủ Tổng thống. Tổng Thống Thein Sein cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian sang dự Hội nghị; đánh giá cao tình hữu nghị và sự ủng hộ của Việt Nam đối với Myanmar trong nhiều năm qua, đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Myanmar phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với công cuộc cải cách đang diễn ra tại Myanmar; sẵn sàng cùng Myanmar đẩy mạnh các nỗ lực kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; cam kết sẽ phối hợp và ủng hộ Myanmar tổ chức thành công SEA Games 2013 và đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN trong năm 2014. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức tốt chuyến thăm
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nay Pyi Taw tham dự Hội nghị WEF Đông Á 2013 đã thể hiện tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực tăng cường kết nối và xây dựng cộng đồng ASEAN, cũng như khẳng định tình đoàn kết và sự ủng hộ của Việt Nam đối với công cuộc cải cách của Myanmar./.