Vi khuẩn gây ngộ độc Botulinum tấn công cơ thể như thế nào?

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc do Clostridium botulinum kéo dài từ 8 - 10 tiếng đồng hồ, nhưng cũng có trường hợp chỉ trong 4 tiếng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Clostridium Botulinum.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), với các trường hợp ngộ độc do Clostridium Botulinum, độc tố không bị acid của dịch vị tiêu hủy, độc tố ngấm nhanh vào máu và phân tán ra toàn cơ thể vào các tế bào của các mô khác nhau. Trước hết độc tố đi vào các mô của hệ thần kinh trung ương, gắn kết vào các đầu mút thần kinh, rồi gây ra những biểu hiện lâm sàng phát sinh từ hành tủy, nôn, buồn nôn. Độc tố còn ngấm nhanh vào máu qua lớp màng nhầy của đường hô hấp.

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc do Clostridium botulinum là từ 8 - 10 tiếng đồng hồ, nhưng có trường hợp chỉ 4 tiếng.

Vì độc tố vi khuẩn này có ái tính với hệ thống thần kinh nên bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng thần kinh ngoại biên như:

- Nôn, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, da khô.

- Đau bụng, bụng chướng, táo bón, thường ít ỉa chảy.

- Không sốt hoặc sốt nhẹ, không rối loạn ý thức.

Sau đó, người bị nhiễm độc sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh điển hình như:

- Liệt cơ mắt, giãn đồng tử, mất phản xạ ánh sáng, liệt cơ tim, liệt điều tiết (viễn thị), liệt cơ vận động nhãn cầu (lác mắt), nhìn đôi.

- Liệt màn hầu, co thắt họng, nghẹn, sặc đường mũi, doãi cơ hàm, nhai nuốt khó khăn.

- Liệt cơ thanh quản, nói khàn, giọng mũi, nói nhỏ, nói không thành tiếng. Các triệu chứng liệt có đặc điểm thường liệt cả hai bên đối xứng.

- Các triệu chứng tiêu hóa vẫn tiếp tục theo chiều hướng: Táo bón, giảm tiết dịch tiêu hóa, khô miệng, khô họng.

Các triệu chứng ngộ độc do Clostridium Botulinum có thể kéo dài từ 4 - 8 ngày. Trường hợp nặng, trung khu thần kinh tuần hoàn và hô hấp của người bệnh có thể bị liệt (biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở nông) và có thể tử vong do ngạt.

Ngộ độc do Clostridium botulinum rất hiếm; có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh hồi phục tương đối chậm, thường để lại di chứng tương đối dài. Nếu không được điều trị, người bị ngộ độc loại độc tố này có thể tử vong sau 3 - 4 ngày.

Theo đó, hiện nay, với các phương pháp điều trị tích cực, nhanh chóng, tỷ lệ tử vong đã giảm còn khoảng 10%.

Để phòng chống ngộ độc do Botulinum, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo:

- Trong sản xuất, chế biến, các cơ sở phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt.

- Người dân chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi; ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn; khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

- Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối - Chia sẻ - Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh

Trong 2 ngày 8 - 9/4, Đoàn công tác của Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) do Thạc sỹ Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát thí điểm kết nối Hệ thống thông tin sức khỏe sinh sản với phần mềm khám, chữa bệnh tại tỉnh Lào Cai.

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người

Sau nhiều năm “vắng bóng” không ghi nhận ca bệnh thì từ tháng 3/2024 đến nay, nước ta đã phát hiện 2 ca mắc mới cúm gia cầm trên người, trong đó có 1 ca tử vong. Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, tạo thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển và lây lan.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vùng cao

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, Bộ Y tế, ngành y tế các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, mang dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần với người dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động dự phòng, quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024.

fb yt zl tw