Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

14-7-dot-quy-1543.jpg

Đây là một trong những nguyên nhân khiến đột quỵ trở thành bệnh gây tử vong hàng đầu, đồng thời để lại gánh nặng tàn tật cho người bệnh.

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện trung ương Quân đội 108), đột quỵ do cục máu đông hoặc mảng bám ở mạch máu làm mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến cho các tế bào não bị chết đột ngột do thiếu ô xy.

“Giờ vàng” trong điều trị đột quỵ là 3 đến 6 giờ đầu kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

Sở dĩ người bị đột quỵ cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt vì đây là cuộc chạy đua để bảo vệ tế bào não. Cấp cứu chậm mỗi phút tức là có tới 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đang bị chết đi. Càng được cấp cứu sớm thì càng giảm tỷ lệ tế bào chết, cơ hội sống càng cao và giảm di chứng của người bệnh.

Trong khoảng thời gian “giờ vàng”, các biện pháp can thiệp như dùng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học có thể giúp tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn, cứu tế bào não khỏi chết và phục hồi chức năng vận động, nhận thức.

Mặc dù cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cần được ưu tiên trong khung "giờ vàng" nhưng thực tế, có không ít bệnh nhân bị bỏ lỡ do nhiều nguyên nhân.

Để giúp người dân nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, các chuyên gia y tế đưa qua quy tắc FAST. Cụ thể, F(Face) khuôn mặt bị xệ xuống một bên, méo miệng; A(Arms) tay hoặc chân bị yếu liệt một bên; S(Speech) nói ngọng, khó nói hoặc không hiểu lời; T(Time) thời gian cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu nhanh nhất hoặc gọi xe cấp cứu sớm nhất đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.

Các bệnh viện hiện đại tại Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Thanh Nhàn... đều có đơn vị đột quỵ chuyên biệt, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị trong khung giờ vàng. Lưu ý, người dân tuyệt đối không cạo gió, cho uống thuốc hạ huyết áp hay chờ đợi bệnh nhân tự hồi phục.

hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

Cảnh sát giao thông giúp dân giữa dòng nước lũ

Lào Cai: Cảnh sát giao thông giúp dân giữa dòng nước lũ

Trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Trịnh Tường, Đội Cảnh sát giao thông số 5, tổ tuần tra kiểm soát số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lào Cai đã có hành động dũng cảm, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua cây cầu bị nước lũ dâng cao.

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

Hà Anh Thư, sinh năm 2010, nữ sinh dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La đã mang đến niềm vui lớn cho gia đình, thầy cô, bạn bè khi trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lào Cai. Suốt quá trình học tập, Thư luôn chăm ngoan, say mê học tập, khiêm nhường, trở thành tấm gương sáng cho nhiều học sinh vùng cao noi theo.

fb yt zl tw