Về Tây Bắc thưởng thức đặc sản xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là một món ăn truyền thống của người dân ở vùng Tây Bắc. Sở dĩ có tên gọi là xôi ngũ sắc là bởi xôi có 5 màu chủ đạo gồm: trắng, tím, xanh, vàng và đỏ. Theo quan niệm của người dân Tây Bắc, hình ảnh xôi ngũ sắc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành.

Để thưởng thức món ăn đặc sản này, du khách có thể tìm mua tại các khu chợ phiên của đồng bào dân tộc vùng cao. Một trong những chợ phiên bán nhiều loại xôi này phải kể đến chợ phiên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Đến chợ phiên, du khách dễ dàng tìm được món xôi ngũ sắc dẻo thơm được gói trong những lớp lá chuối hơ qua lửa hoặc lá dong xanh mướt tại khu ẩm thực của chợ. Xôi ngũ sắc không cần đồ ăn kèm, chỉ cần ăn với một chút muối vừng là đủ làm du khách xao lòng.

Xôi ngũ sắc được bán tại chợ phiên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai).

Xôi ngũ sắc được bán tại chợ phiên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai).

Có thể nói, xôi ngũ sắc là một món ăn truyền thống của vùng Tây Bắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, đây là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, tết quan trọng. Đặc biệt, trong đám cưới, đám giỗ cũng không thể thiếu món xôi này.

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm có gạo nếp thơm dẻo được trồng ở Bắc Hà, các hạt gạo phải nguyên chất, không được trộn lẫn với gạo tẻ. Gạo nếp sau khi vo xong tiến hành ngâm nước từ 6 - 8 giờ. Tiếp đó, gạo nếp đã ngâm sẽ được chia thành 5 phần đều nhau để nhuộm màu.

Thông thường, người dân ở đây sẽ dùng quả gấc hoặc lá cơm đỏ để tạo màu đỏ gạch cho gạo nếp. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước còn màu tím sẽ dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau…

Xôi ngũ sắc được người dân giữ nóng bằng cách cho vào chõ gỗ và bọc bằng nhiều lớp vải dày.

Xôi ngũ sắc được người dân giữ nóng bằng cách cho vào chõ gỗ và bọc bằng nhiều lớp vải dày.

Công đoạn đồ xôi được coi là khâu quan trọng hơn cả khi tạo ra món xôi ngũ sắc. Khâu này đòi hỏi người đồ xôi phải thật khéo léo mới có được món xôi như ý. Nói về cách đồ xôi sao cho vừa dẻo vừa đẹp mắt, cô Vàng Thị Hợi (xã An Hối, huyện Bắc Hà) chia sẻ: “Để xôi ngũ sắc có màu đẹp mắt thì phải cho gạo có màu dễ phai xuống cuối chõ đồ, kế đến là các màu còn lại, màu trắng trên cùng. Lượng nước cho vừa phải, cùng với đó là khi thấy chõ xôi bốc hết hơi phải bỏ ra khỏi bếp để tránh việc xôi bị nát”.

Đối với người dân ở vùng cao, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thủy, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân.

Ngoài việc thể hiện “ngũ hành”, xôi ngũ sắc còn thể hiện khát vọng yêu thương. Món xôi này thể hiện cho tình yêu son sắt, thủy chung và lòng yêu mẹ, kính cha. Xôi màu đỏ sẽ tượng trưng cho khát vọng sống và những ước mơ về tương lai tươi sáng. Xôi màu tím tượng trưng cho màu của đất đai trù phú. Xôi màu vàng thì tượng trưng cho sự no ấm và phồn thịnh. Xôi màu xanh sẽ tượng trưng cho màu của núi rừng Tây Bắc. Xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung. Ngoài ra đó còn là tình thương đối với cha mẹ, lòng kính trọng đấng sinh thành.

Tùy vào từng địa phương mà cách bày trí xôi ngũ sắc cũng có sự khác biệt. Có nơi sẽ bày xôi theo hình bông hoa 5 cánh, mỗi cánh tượng trưng cho một màu. Có nơi khác lại dùng khuôn gỗ đóng xôi thành nhiều tầng, mỗi tầng là một màu xôi hay có nơi sẽ trộn lẫn các màu xôi với nhau. Thế nhưng dù bày trí theo cách nào thì xôi ngũ sắc cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho điều may mắn, tốt lành.

Nếu có dịp ghé thăm vùng cao Tây Bắc, du khách hãy dừng chân để thưởng thức món xôi ngũ sắc để cảm nhận vị dẻo thơm của hạt nếp nương và tấm lòng mến khách của đồng bào vùng cao nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

fb yt zl tw