VCCI đề xuất nên đánh giá lại hiệu quả việc bắt buộc lắp camera giám sát trên ô-tô vận tải

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải đánh giá lại quy định xe vận tải phải lắp camera giám sát trên xe do có nguy cơ gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp mà ít hiệu quả, nhất trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
camera.jpg
Lắp và kiểm tra hoạt động của camera giám sát trên xe khách.

Trong văn bản góp ý với Bộ Giao thông vận tải về dự thảo Nghị định sửa đổi liên quan đến quản lý vận tải bằng ô-tô, đào tạo lái xe và dịch vụ sát hạch, một trong những nội dung đáng chú ý là đề xuất liên quan đến yêu cầu lắp camera giám sát cho các xe vận tải.

Cụ thể, theo VCCI, trước đây, tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô-tô có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

Trước đó, khảo sát với hơn 100 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên, kinh doanh vận tải hàng hóa (đối tượng chịu tác động trực tiếp của quy định này) ở cả ba miền bắc, trung, nam do VCCI thực hiện cho thấy, yêu cầu này sẽ tạo gánh nặng rất lớn về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Quy định này đặc biệt tác động lớn đến các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, tức thời hạn hoạt động dưới 5 năm, bởi để thực hiện quy định, một ô-tô có thể phải gánh các chi phí khoảng 17 triệu đồng.

Trong đó chi trả chi phí lắp camera 5,8 triệu đồng, chi phí truyền dữ liệu là 1,2 triệu đồng, chi phí thải bỏ camera là 5 triệu đồng, chi phí để tháo dỡ camera là 5 triệu đồng (có camera trước đó nhưng không tương thích với yêu cầu truyền dẫn của quy định).

Theo ước tính của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trước tháng 7/2021, khoảng 200 nghìn xe khách, xe đầu kéo nằm trong diện lắp camera giám sát. Như vậy, chi phí ước tính để tuân thủ riêng phần lắp camera là 1.160 tỷ đồng; chi phí truyền dẫn dữ liệu hằng tháng là 240 tỷ đồng.

VCCI đánh giá mục tiêu quản lý khi ban hành quy định này là giám sát, cảnh báo vi phạm với tài xế, đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, khi phân tích vào từng mục tiêu, kết quả có thể sẽ khó đạt được kỳ vọng.

Lý giải cho luận điểm trên, VCCI cho rằng dù hình ảnh ghi lại là căn cứ xử lý vi phạm, việc giám sát vẫn có một số hạn chế nhất định vì dữ liệu truyền về là hình ảnh tĩnh chứ không phải là hình ảnh động như video. Do đó, trong một số trường hợp chưa phản ánh chính xác hành vi của tài xế.

Camera giám sát cũng có thể cung cấp bằng chứng để xử lý các vi phạm của hành khách trên xe, nhưng chưa có số liệu thống kê đầy đủ nào về các hành vi vi phạm trên xe là nguy cơ cao để cơ quan nhà nước buộc phải thực hiện giám sát. Còn các mục tiêu về giám sát tải trọng, hành trình của xe thì camera không có chức năng này và hiện tại quy định pháp luật đã có các công cụ khác để quản lý.

Một ô-tô có thể phải gánh các chi phí khoảng 17 triệu đồng, trong đó chi trả chi phí lắp camera 5,8 triệu đồng, chi phí truyền dữ liệu là 1,2 triệu đồng, chi phí thải bỏ camera là 5 triệu đồng, chi phí để tháo dỡ camera là 5 triệu đồng.

Nếu xét về tính pháp lý, VCCI đánh giá, quy định này chưa đủ rõ ràng để các doanh nghiệp xác định chính xác số lượng, chủng loại camera phải lắp trên xe.

Một vấn đề khác cũng được đặt ra là yếu tố hình ảnh của hành khách thuộc về quyền hình ảnh riêng tư chưa được bảo vệ một cách hợp lý, trong khi đây lại là vấn đề quan trọng mà các quốc gia trên thế giới quan tâm khi quy định về lắp camera trên ôtô vận tải hành khách.

Mặt khác, hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh camera mới dừng lại ở bước thử nghiệm, các sở giao thông vận tải đang phải theo dõi, chiết xuất dữ liệu trên phần mềm của đơn vị vận tải, nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Theo VCCI, điều này cho thấy từ khi có hiệu lực đến nay, công cụ quản lý bằng camera gặp nhiều khó khăn, ít hiệu quả.

Xuất phát từ thực tiễn này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá lại một cách toàn diện về việc yêu cầu lắp camera giám sát ở trên; đồng thời, điều chỉnh nội dung này sao cho phù hợp tại dự thảo và Nghị định mới.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Triển khai đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với sự phục vụ của cơ quan thuế

Để thu thập thông tin phục vụ việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan thuế với người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế năm 2024.

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

fb yt zl tw