Doanh nghiệp nhà nước được trao thêm nhiều quyền tự chủ

Chính sách mới về quản lý sử dụng vốn nhà nước đã trao quyền nhiều hơn cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN); phân cấp mạnh trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (DN) cũng như tăng tính chủ động trong các quyết định đầu tư của DN...

Khắc phục những tồn tại, hạn chế, “điểm nghẽn”

Bộ Tài chính cho biết, theo dự kiến ban đầu, Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 68/2025/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Tuy nhiên, với tinh thần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông tối đa các nguồn lực hiện có của DNNN phục vụ mục tiêu phát triển 8% trong năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo, Chính phủ đã thống nhất và chỉ đạo Bộ Tài chính trình Quốc hội đẩy sớm hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01/8/2025.

Do đó, để triển khai thực hiện Luật số 68/2025/QH15, Bộ Tài chính đã báo cáo Lãnh đạo Chính phủ danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành Luật gồm 5 Nghị định của Chính phủ. Theo Bộ Tài chính, để kịp thời ban hành các Nghị định của Chính phủ có hiệu lực đồng thời cùng với hiệu lực của Luật, Lãnh đạo Chính phủ đã cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành các Nghị định quy định chi tiết Luật.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, dự thảo Nghị định đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới, cơ cấu lại và phát triển DNNN, DN có vốn nhà nước; khắc phục những tồn tại, hạn chế, “điểm nghẽn” thời gian vừa qua. Cụ thể, dự thảo kế thừa quy định còn phù hợp về cổ phần hóa (CPH) DN, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung về phương án sử dụng đất sau CPH, việc yêu cầu các DN CPH phải thực hiện đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán để phù hợp với quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định của Luật Chứng khoán...

Dự thảo Nghị định cơ bản kế thừa các quy định hiện hành về chuyển đổi DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, về chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN, về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể DN. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể về giải thể công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo các quy định về xử lý tài chính như các DN khác, sau đó mới xác định các khoản kinh phí còn thiếu đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định bổ sung quy định xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê hàng năm trong giá khởi điểm; Bổ sung quy định về chuyển giao dự án đầu tư, vốn, tài sản giữa các DN; chuyển giao quyền mua cổ phần, quyền ưu tiên mua cổ phần, quyền mua phần vốn góp để làm cơ sở thực hiện.

Doanh nghiệp được chủ động sử dụng nguồn vốn

Theo đại diện Cục Phát triển DNNN (Bộ Tài chính), dự thảo Nghị định về quản lý và đầu tư vốn nhà nước đã quy định rõ các nội dung liên quan đến đầu tư, quản lý và phân phối lợi nhuận. Cụ thể, dự thảo Nghị định đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các trường hợp phải lập đề nghị quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì không phải lập đề nghị quyết định chủ trương đầu tư. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch công ty thì giao HĐTV hoặc Chủ tịch Công ty ban hành trình tự, thủ tục quyết định đầu tư của DN.

Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, với các quy định nêu trên, dự thảo Nghị định đã quy định phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào DN, bảo đảm việc sử dụng các nguồn vốn nội tại của DN sẽ được phân cấp cho HĐTV hoặc Chủ tịch, người đại diện phần vốn nhà nước vào DN.

Ngoài ra, DNNN cũng được tăng quyền tự chủ khi được quyền ban hành chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm. Trước đây, chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm do cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định đã trao quyền chủ động này cho doanh nghiệp, cho phép DN ban hành chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm và kế hoạch kinh doanh hằng năm, từ đó tháo gỡ vướng mắc về việc chậm trễ trong ban hành chiến lược phát triển có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu nhà nước sẽ tập trung vào việc quản lý các chỉ tiêu chủ yếu như doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

doanhnhan.baophapluat.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu giải quyết dứt điểm các vướng mắc của Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Ngày 16/7/2025, Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa và có buổi làm việc với các xã Khánh Hòa, Mường Lai, Lục Yên, Lâm Thượng, Tân Lĩnh nhằm đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Về miền gạo đặc sản

Về miền gạo đặc sản

Tri thức canh tác lúa nước truyền thống của đồng bào các dân tộc cùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước tưới đặc biệt đã giúp tỉnh Lào Cai sở hữu những vùng chuyên canh lúa đặc sản nổi tiếng.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

VinFast VF 3 dễ mua hơn xe máy?

Hội tụ đủ ba tiêu chí thiết thực: Mua dễ nhờ ưu đãi chồng ưu đãi, lái dễ vì xe nhỏ gọn, và chi phí sử dụng cực thấp, VinFast VF 3 đang trở thành lựa chọn hàng đầu để người trẻ “lên đời” 4 bánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thực địa, nắm bắt tiến độ và đối thoại trực tiếp với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại các xã Khánh Hòa, Mường Lai và Lục Yên.

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi lưu giữ đa dạng sinh học phong phú bậc nhất khu vực Tây Bắc, với hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm, nhiều loài đặc hữu. Những năm qua, với nỗ lực của ngành chức năng và chính quyền địa phương, công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn có chuyển biến tích cực, khẳng định vai trò rừng đặc dụng trong chiến lược phát triển bền vững.

fb yt zl tw