Văn Bàn nỗ lực xóa bỏ tập tục lạc hậu trong hôn nhân

LCĐT - Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Văn Bàn thực hiện nhiều giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Ðề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025”.

Nậm Xé là xã khó khăn của huyện Văn Bàn. Trước năm 2015, tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp ở tất cả các thôn, bản; độ tuổi tảo hôn phổ biến từ 16 đến 18 tuổi đối với nam, 15 - 17 tuổi đối với nữ, cá biệt có trường hợp 14 tuổi, tập trung chủ yếu là dân tộc Mông. Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra. Đồng chí Vàng A Tớ, Chủ tịch UBND xã Nậm Xé cho biết: Lâu nay, đồng bào Mông ở đây vẫn có quan niệm: Khi con cái trưởng thành, phải kết hôn với anh em cùng dòng tộc thì mới thương nhau. Ngoài ra, việc kết hôn chỉ cần sự chấp thuận của cha mẹ hai bên hoặc sự đồng ý của người đứng đầu dòng họ, sự chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng xóm. Các cặp kết hôn sớm do không được pháp luật thừa nhận nên khi sinh con đều phải khai sinh con ngoài giá thú, khi đủ tuổi mới đăng ký kết hôn và làm thủ tục nhận cha cho con, gây khó khăn trong công tác quản lý hộ khẩu trên địa bàn xã.

Văn Bàn nỗ lực xóa bỏ tập tục lạc hậu trong hôn nhân ảnh 1
Cán bộ y tế huyện Văn Bàn tuyên truyền, hướng dẫn người dân kế hoạch hóa gia đình, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.                 Ảnh: TL

Trước thực trạng đó, năm 2016, Ban Chỉ đạo phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tỉnh đã chọn xã Nậm Xé để triển khai mô hình điểm. Mô hình được thực hiện trong 3 năm (2016 - 2018) với các hoạt động như tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phát tài liệu tới từng hộ, tổ chức tọa đàm, xây dựng quy ước, hương ước phù hợp với thực tế của từng thôn, bản và đưa nội dung phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào quy ước để người dân ký cam kết thực hiện… Sau 3 năm, số vụ tảo hôn giảm trung bình 50%/năm, hôn nhân cận huyết thống từ năm 2016 đến nay đã không còn xảy ra trên địa bàn xã.

Cùng với Nậm Xé, các địa phương khác trên địa bàn huyện Văn Bàn đã xây dựng nhiều mô hình nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhận cận huyết, như “Gia đình hạnh phúc”, “Cha mẹ nuôi dạy con tốt”, “Chia sẻ và trách nhiệm”, “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”… UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2021 - 2025”. UBND huyện cũng tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn bám sát chỉ đạo của tỉnh, của huyện, đặc biệt là nội dung Chỉ thị số 33 ngày 30/10/2017 của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Trung ương, của tỉnh được các ban, ngành, đoàn thể trong huyện triển khai hằng năm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 33-CT/TU của Tỉnh ủy... Công tác phối hợp vận động, xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các hộ gia đình cho con, em cưới tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy ước, hương ước thôn, bản, tổ dân phố. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Văn Bàn chỉ có 1 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Thời gian tới, để giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, huyện Văn Bàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường tuyên truyền nội dung Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025” bằng nhiều hình thức, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các lớp tập huấn, bồi dưỡng báo cáo viên, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số…

Cùng với đó, địa phương phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, người cao tuổi, người có uy tín trong tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, thay đổi hành vi, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; đưa nội dung tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình, Luật Bình đẳng giới vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm, câu lạc bộ của các chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên, chương trình ngoại khóa tại các trường THCS, tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn

Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã huy động sự tham gia tích cực của người dân, qua đó từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp các địa phương giữ vững tiêu chí môi trường.

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

fb yt zl tw