Văn Bàn khai thác thế mạnh nuôi thủy sản

Chủ động khai thác lợi thế tự nhiên về mặt nước ao, hồ, khe suối để phát triển nuôi thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Văn Bàn.

2.jpg

Trước kia, với hơn 1 ha mặt nước, gia đình ông Lê Văn Hiến ở thôn Văn Xuân, xã Võ Lao nuôi cá quảng canh nên thu nhập thấp. Từ khi áp dụng khoa học - kỹ thuật, ông Hiến quy hoạch và xây dựng các ao nuôi theo chuỗi, phù hợp với nhiều đối tượng gồm cá giống, cá thịt, ba ba sinh sản, ba ba thịt... Trung bình mỗi năm gia đình ông cung cấp ra thị trường 6 tấn cá giống, hơn 10 tấn cá thịt, hơn 3 tạ ba ba thịt và hàng nghìn con ba ba giống, thu lãi hơn 200 triệu đồng. Từ việc phát triển thủy sản, gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và giải quyết việc làm cho từ 2 lao động địa phương trở lên.

3.jpg

Xã Võ Lao có hơn 90 ha ao nuôi thủy sản, sản lượng đạt hơn 400 tấn cá thịt/năm. Với lợi thế về nguồn nước tự nhiên sạch, dồi dào, xã định hướng người dân phát triển thủy sản làm hướng phát triển kinh tế mũi nhọn. Các hộ chuyển dần từ phương thức nuôi thủy sản quảng canh sang chuyên canh, thâm canh. Để hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho người dân, xã phối hợp với các ngành chuyên môn mở lớp tập huấn, hướng dẫn các phương pháp lựa chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản. Xã còn phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn huyện cho người dân vay vốn mở rộng quy mô nuôi thủy sản.

5.jpg

Xã vùng cao Nậm Xé có khí hậu mát mẻ, nguồn nước tự nhiên phù hợp với nuôi cá nước lạnh. Một số hộ trên địa bàn đã học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư nuôi cá hồi, cá tầm, đem lại thu nhập cao. Hiện tại, trên địa bàn xã có 3 hộ nuôi cá nước lạnh, sản lượng đạt 50 - 60 tấn cá thương phẩm/năm.

Ông Nguyễn Văn Nam, thôn Ta Náng cho biết: Với hơn 3.000 m2 bể nuôi, gia đình nuôi cá tầm thương phẩm và lấy trứng, mỗi năm cho hơn 10 tấn cá thịt, hơn chục vạn cá giống, đem lại nguồn thu hơn 400 triệu đồng.

6.jpg

Huyện Văn Bàn hiện có 450 ha mặt nước nuôi thủy sản, sản lượng ước đạt 1.082 tấn/năm. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm, chép, rô phi. Tuy nhiên, diện tích thâm canh thủy sản chỉ chiếm hơn 40%, năng suất nuôi chỉ đạt hơn 2,4 tấn/ha trong khi năng suất trung bình của tỉnh đạt 4,2 - 4,5 tấn/ha.

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập trên 1 ha canh tác, huyện Văn Bàn định hướng người dân phát triển thủy sản theo hướng thâm canh, chú trọng phát triển một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như cá bỗng, cá chày, cá tầm, cá hồi...

7.jpg

Huyện cũng khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ thành lập hợp tác xã nuôi thủy sản nhằm hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu cho cá Văn Bàn. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các chính sách giúp người dân khai thác tối đa thế mạnh của địa phương, phát triển thủy sản theo hướng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý thị trường dịp cận tết Nguyên đán Ất Tỵ

Tăng cường quản lý thị trường dịp cận tết Nguyên đán Ất Tỵ

Nhằm ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng giả để trục lợi và giữ vững ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Phòng, chống rét cho “đầu cơ nghiệp” trên núi Ma Cha Va

Y Tý, A Lù là hai xã nằm dưới đỉnh núi Ma Cha Va có độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, cũng là 2 xã cao nhất của huyện Bát Xát, mùa đông nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại. Ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, cấp ủy đảng, chính quyền xã thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết vì đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông.

Quà Tết từ nông sản Lào Cai

Quà Tết từ nông sản Lào Cai

Gần tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đầu tư thiết kế bao bì, nhãn mác, tạo nên những bộ quà tặng từ nông sản Lào Cai để giới thiệu và cung ứng cho người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước.

[Ảnh] Nông dân Mường Khương hối hả thu hoạch mía xương gà phục vụ Tết

[Ảnh] Nông dân Mường Khương hối hả thu hoạch mía xương gà phục vụ Tết

Cùng với nhiều nông sản khác, thị trường mía xương gà của huyện Mường Khương đang bước vào mùa tiêu thụ sôi động nhất năm. Loại mía này được ươm trồng từ đầu năm (khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch), sau 9 - 10 tháng thì được thu. Thời điểm này, sức mua của thị trường tăng mạnh, nông dân Mường Khương đang hối hả thu hoạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp tết Nguyên đán 2025.

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Những bãi bồi hồi sinh - cho mùa bội thu

Sau đợt mưa lũ lịch sử, nhiều khu vực đất ven sông gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nơi đây đã chủ động cải tạo đất và tận dụng các nguồn đất bồi để không chỉ phục hồi mà còn nâng cao năng suất nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán 2025.

Đào Sa Pa sôi động ngày áp Tết

Đào Sa Pa sôi động ngày áp Tết

Chỉ còn 6 ngày nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày này, ngược xuôi trên Quốc lộ 4D dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xe ô tô biển ngoại tỉnh chở đào cành từ Sa Pa xuôi dốc về các tỉnh miền xuôi.

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Ngày mới ở khu tái định cư Bản Lầu

Những ngôi nhà ở khu tái định cư Bản Lầu (Trịnh Tường, Bát Xát) được xây từ tấm lòng “tương thân, tương ái”, sự quan tâm của Bộ Công an đối với người dân vùng cao, biên giới sau cơn bão lịch sử Yagi.

Ngành thuế Lào Cai: Một năm bứt phá về thu ngân sách

Ngành thuế Lào Cai: Một năm bứt phá về thu ngân sách

Năm 2024, ngành thuế Lào Cai đã bứt phá về thu ngân sách, với số thu đạt cao nhất từ trước tới nay và vượt cao so với dự toán Trung ương giao. Có được kết quả này là do ngành đã tăng cường các giải pháp chống thất thu, đồng thời nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ, giải đáp vướng mắc của các đơn vị, doanh nghiệp, người nộp thuế trong việc thi hành các chính sách thuế.

fb yt zl tw