Ước mong Nàn Sín

LCĐT - Hàng cây ven đường đã đâm chồi, nảy lộc sau mùa đông buốt giá. Thấp thoáng trên sườn núi lô nhô, những cây đào bích - “đặc sản” của huyện vùng cao, biên giới Si Ma Cai - bung hoa rực rỡ. Gió xuân hây hẩy làm xanh những vườn rau, đem mùi khói bếp vương vãi khắp nương đồi, vẳng trong thinh không tiếng nói, tiếng cười rộn rã mà chẳng thể biết phát từ đâu ra… khiến du khách như mơ, như tỉnh.

Ước mong Nàn Sín ảnh 1

Hệ thống giao thông kết nối với Nàn Sín đã hoàn thành.

Ấy là Nàn Sín - xã xa và khó khăn nhất huyện Si Ma Cai và cũng là cái tên từng khiến không ít người “kinh hoàng” mỗi lần phải “công cán”. Phìn Chư 3 vốn là 1 trong 7 thôn khó khăn nhất huyện Si Ma Cai thời mới tái lập huyện (năm 2000) là 1 trong 4 thôn thuộc xã này. Ròng rã nhiều năm sau tái lập huyện, người dân Nàn Sín vẫn rất vất vả trong cuộc mưu sinh cho dù có cần cù, chịu khó đến mấy và cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến xã cũng rất băn khoăn, trăn trở, nỗ lực tìm hướng phát triển kinh tế cho bà con. Nguyên nhân khiến xã có 100% cư dân là đồng bào Mông này mãi loanh quanh trong vòng đói nghèo thì “chưa nói đã biết” là do địa hình toàn núi đá, ít đất cấy lúa, trồng ngô, đường sá cực kỳ khó khăn, đặc biệt là với thôn Phìn Chư 3 - thôn nằm ven sông Chảy…

Thế rồi, cơ hội đến với Nàn Sín khi Thủy điện Bắc Hà đi vào hoạt động (tháng 5/2012). Thủy điện tích nước khiến dòng sông Chảy trở thành luồng giao thông thuận lợi suốt một dải từ Cốc Ly, qua Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) đến Nàn Sín để lên Bản Mế (huyện Si Ma Cai) và là tuyến du lịch đường thủy hấp dẫn từ đập thủy điện, hang Tiên (xã Cốc Ly), Phìn Chư 3 (xã Nàn Sín), Cốc Rế (xã Bản Mế) lên thượng nguồn sông Chảy. Thuận lợi nữa là cũng từ giai đoạn này, Nàn Sín được hưởng lợi khi hàng loạt chủ trương đầu tư hạ tầng của tỉnh, của huyện Si Ma Cai được triển khai, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tuyến đường từ trung tâm huyện vào xã hơn 20 km được nâng cấp, rải nhựa.

Rong ruổi xe máy cùng Chủ tịch UBND xã Nàn Sín Bùi Thị Chung (cô giáo cấp 2 năm nào xung phong tham gia Dự án 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND xã, đã từng đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch UBND xã Bản Mế, Phó Chủ tịch UBND xã Thào Chư Phìn) xuôi Phìn Chư 3, chúng tôi không khỏi kinh ngạc bởi “kỳ tích”: Tuyến đường dài khoảng 12 km đã được đổ bê tông. Hơn chục năm trước, chúng tôi đã có trải nghiệm nhớ đời khi mất 3 tiếng đồng hồ giữa trưa hè leo bộ ngược dốc từ bờ sông thuộc Phìn Chư 3 lên trụ sở UBND xã. Dưới cái nắng như đổ lửa, từng vũng trâu đằm cũng trở thành nguồn nước ngon ngọt hơn bất kỳ thức uống nào trên đời. Hậu quả là nửa tháng sau, da mặt nhiều người trong đoàn vẫn còn bong tróc… Vậy mà nay, tuyến đường đã êm thuận, xe ô tô cũng có thể xuống được Phìn Chư 3. Đó là chưa kể tuyến đường từ Chu Lìn Chồ (xã Sín Chéng), từ Bản Kha (cũng thuộc xã Sín Chéng) đến, tạo thành hệ thống giao thông kết nối Nàn Sín - Sín Chéng - Bản Mế (huyện Si Ma Cai) sang Tả Gia Khâu, Pha Long (huyện Mường Khương) hoặc Nàn Sín - Sín Chéng - Mản Thẩn - thị trấn Si Ma Cai…

Điểm trường mầm non Phìn Chư 3 khang trang, rực rỡ trong nắng xuân. Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Thị Chung, giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi hơn là yếu tố quan trọng để Nàn Sín chủ trương phát triển du lịch ngay trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 Đại hội Đảng bộ xã, từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là về phong tục, tập quán, cảnh quan thiên nhiên. Chủ trương này được cụ thể hơn với việc nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng.

Thấy chúng tôi có vẻ băn khoăn, Bùi Thị Chung nói rất tự tin: Giao thông, đặc biệt là giao thông đường thủy trên sông Chảy, cảnh quan thiên nhiên với núi non trập trùng, những thửa ruộng bậc thang trải dài thì các anh đã thấy, đồng bào Mông ở đây còn có nghề thêu thổ cẩm “nguyên bản”, một số dự án trồng cây ăn quả ôn đới đã và đang triển khai, cho năng suất, chất lượng tốt, là những sản phẩm có thể phục vụ du lịch. Mùa xuân còn có những nương đào mà bà con trồng rải rác, phong cảnh không khác gì trong… phim cổ trang.

Bí thư Chi bộ Phìn Chư 3 - anh Tráng Seo Dân đang thu hái rau trong vườn để chở ra thị trấn gửi xe về thành phố Lào Cai cũng vạch rào bước ra góp chuyện. Anh khoe: Các đoàn khách du lịch đi thuyền trên sông Chảy thường dừng ở Phìn Chư 3, có người còn câu cá cả ngày, cũng có người vào nhà dân tham quan, thích thú khi được xem và thử dệt thổ cẩm. Họ còn hỏi mua gà, lợn rồi nhờ bà con nấu nướng tại chỗ nữa.

Như đoán được suy nghĩ của chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Nàn Sín Bùi Thị Chung nói luôn: Về nhân lực thì chúng tôi không ngại, bởi công tác giáo dục ở Si Ma Cai cũng như Nàn Sín từ lâu đã được đánh giá là rất tốt. Riêng Phìn Chư 3 cũng có 3 em đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, còn lại đại đa số đã tốt nghiệp THPT, nên không khó khi đào tạo, bồi dưỡng nghề du lịch cho các em.

“Xã và bà con luôn chủ động trong những phần việc thuộc trách nhiệm của mình. Hiện tại, các tuyến giao thông nội huyện đã được đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Mong ước lớn nhất của chúng tôi là các tuyến giao thông đường bộ kết nối liên vùng sớm hoàn thiện” - Bùi Thị Chung nói.

Ước mong Nàn Sín ảnh 2

Khúc sông Chảy nhìn từ Phìn Chư 3.

Đó là tuyến đường từ Phìn Chư 3 sang xã Hoàng Thu Phố của huyện Bắc Hà, bởi huyện Bắc Hà đã có các tuyến đường bộ du lịch khá hoàn thiện, trong đó có tuyến Hoàng Thu Phố - Cốc Ly và theo đường Thuận Hải thông ra Quốc lộ 70. Cự ly từ thành phố Lào Cai đến Nàn Sín cũng được rút ngắn hơn một nửa (khoảng 70 km) so với đi theo tuyến Bắc Ngầm - Bắc Hà - Si Ma Cai - Nàn Sín. Đó là chưa kể khi nút giao Phố Lu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào sử dụng. Khi đó, du khách không còn phải tiếc nuối vì chưa được một lần ghé qua những địa danh như Trung Đô, Tả Văn Chư, hang Tiên, Phìn Chư 3, chợ phiên Sín Chéng, chợ phiên Si Ma Cai, ngã 3 sông Trắng… nhất là trong xu hướng ngày càng có nhiều người chọn những điểm đến còn nguyên sơ, đậm đà bản sắc làm ưu tiên hàng đầu mỗi độ Tết đến, xuân về. Nếu thông được tuyến này sẽ tạo cơ hội mới cho Nàn Sín phát triển, bởi không chỉ thêm lựa chọn cho du khách đến Nàn Sín cùng với đường thủy sông Chảy, mà còn góp phần thúc đẩy giao thương hoàng hóa, giao lưu văn hóa…

“Nếu thông tuyến đường, chắc chắn những dịp tết nhất như thế này, Phìn Chư 3, Nàn Sín và những địa danh khác trên tuyến sẽ rất đông vui, tấp nập” - chị Chung cười.

Quả thật, các tuyến đường hàng chục cây số còn đầu tư, làm được thì đôi ba trăm mét đường để thông các tuyến cũng không quá khó khăn. Vì lẽ đó và liên kết vùng để tạo thành các tua, tuyến, điểm đến liên hoàn, khép kín là tất yếu trong phát triển du lịch, ước mơ của Chủ tịch Bùi Thị Chung, của Nàn Sín và 479 hộ đồng bào Mông nơi đây sẽ không còn xa.

Trời chiều, sương bay bảng lảng, chúng tôi tạm biệt Nàn Sín, một vùng quê thanh bình, yên ả, những con người thân thiện, mến khách, hơn hết là tinh thần chủ động vươn lên, để xuân sau lại làm mới thêm những ước mơ…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Niềm vui ở thôn người Dao

Niềm vui ở thôn người Dao

Cách đây khoảng 10 năm, thôn Vĩ Kẽm, xã Trịnh Tường (trước đây là xã Cốc Mỳ) từng được nhiều người biết đến là điểm sáng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây chuối, thảo quả. Tuy nhiên, do hai loại cây này giờ đây không còn phù hợp, đồng bào Dao tuyển đã mạnh dạn chuyển đổi sang cấy lúa Séng cù, trồng quế, khoai môn, góp phần nâng cao thu nhập.

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Sân chơi khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thanh niên nông thôn

Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn’ năm 2025 là sân chơi đặc biệt do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khuyến khích thanh niên nông thôn phát huy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại và bền vững.

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Giải bài toán “được mùa, rớt giá”

Xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang bước vào chính vụ thu hoạch lê VH6 - giống lê ôn đới được coi là đặc sản vùng cao. Năm nay, sản lượng tăng mạnh nhưng giá bán giảm, đặt ra thách thức lớn trong việc tìm đầu ra ổn định cho người trồng và chính quyền địa phương.

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Nâng cao giá trị từ cây lúa: Đưa các giống mới, chất lượng cao vào sản xuất

Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất lúa, Hà Nội đẩy mạnh phát triển vùng trồng tập trung theo hướng an toàn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất sản phẩm an toàn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Lào Cai: Toàn tỉnh thành lập mới 71 hợp tác xã

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lào Cai đã tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 71 hợp tác xã (HTX) (trong đó tỉnh Lào Cai (cũ) hỗ trợ thành lập 14 HTX; tỉnh Yên Bái (cũ) hỗ trợ thành lập 57 HTX), nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên trên 1.400 với khoảng 41.600 thành viên; 3 liên hiệp HTX, trên 8.400 tổ hợp tác với gần 64 nghìn thành viên.

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

fb yt zl tw