Ước mơ của “Họa sỹ Bàn Văn Lôi”

Được lớn lên trong không gian văn hóa với những đường nét hoa văn thổ cẩm, của sắc màu rực rỡ của tranh thờ, trang phục trong buổi lễ cấp sắc, của phong cảnh làng quê thơ mộng, hữu tình nên từ khi là đứa trẻ chăn trâu, Bàn Văn Lôi đã yêu thích hội họa.

IMG_2292.JPG
Họa sỹ của bản Dao Bàn Văn Lôi.

Mỹ thuật vốn nuôi sống “Họa sỹ” Bàn Văn Lôi và gia đình bằng nghề vẽ tranh trên tường, trần nhà, bằng đắp các tiểu cảnh, trang trí cho quán cà phê, giờ đây anh chủ yếu vẽ các bức tranh thờ trong lễ cấp sắc.

Anh bảo, trong tâm thức văn hóa của đồng bào Dao, hình ảnh, màu sắc trong các bức tranh của lễ cấp sắc là cầu nối giữa thế giới thực tại (cuộc sống) với “thế giới bên kia”, thế giới của những người đã khuất và thế giới của các vị thần tiên.

HS6.jpg
Văn hóa đồng bào Dao đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật Bàn Văn Lôi.

Ước mơ lớn nhất của Bàn Văn Lôi, sinh năm 1994, dân tộc Dao, thôn Khe Tắm, thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng) sau khi tốt nghiệp THPT là được học tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, nhưng cái sự nghèo đã níu chân chàng thanh niên giàu nghị lực.

Cuộc sống có nhiều con đường để lựa chọn, chàng thanh niên Bàn Văn Lôi đã quyết tâm theo đuổi nghệ thuật bằng việc thi đậu lớp Trung cấp văn hóa nghệ thuật, Khoa Mỹ thuật, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.

Không có giải thưởng, không có cuộc thi chuyên đề phù hợp để Bàn Văn Lôi tham gia nhằm khẳng định mình trong “làng mỹ thuật”, nhưng chàng họa sỹ trẻ vẫn thấy hài lòng khi hằng ngày được cầm cọ, tay vấy mực màu, được gửi hồn cho nghệ thuật và quan trọng hơn là có thể mưu sinh từ công việc mình đam mê.

Hoa si 1.jpg
Bàn Văn Lôi lao động và sáng tạo hết sức nghiêm túc.

Lôi sinh ra trong gia đình nghèo ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi có 100% hộ là đồng bào Dao sinh sống. Được lớn lên trong không gian văn hóa với những đường nét hoa văn thổ cẩm, của sắc màu rực rỡ trong buổi lễ cấp sắc, của phong cảnh làng quê thơ mộng, hữu tình nên từ khi là đứa trẻ chăn trâu, Bàn Văn Lôi đã yêu thích hội họa.

Để không bị bố mắng là đi học “tốn bút chì”, cậu bé Lôi phải đi thu lượm những quả pin từ các đống rác ven đường lấy lõi mài nhỏ thành bút vẽ, rồi quả mồng tơi, cánh hoa mười giờ cũng được Lôi giã nát lấy nước làm mực tím, mực hồng. Rồi những buổi chăn trâu ngoài đồng, trong khi các bạn cùng lứa chơi trò mục đồng thì cậu bé Lôi lại lặng lẽ cho những nét vẽ nguệch ngoạc trên nền đất, lấy đất bùn nhão hoặc vơ cát bên bờ sông đắp những bức tượng do cậu tưởng tượng.

HS3.jpg
Các bức tranh của đồng bào Dao trong lễ cấp sắc ảnh hưởng nhiều đến nhân sinh quan của "họa sỹ" trẻ Bàn Văn Lôi.

Việc theo học chuyên ngành mỹ thuật với Bàn Văn Lôi cũng không phải là điều dễ dàng, bởi cậu còn phải thuyết phục cha mẹ, người thân, mọi người đều mơ hồ về chuyên ngành này. Mỹ thuật là cái chuyên ngành gì? Học xong rồi làm gì? Làm ở đâu, công việc ra sao, có đủ kiếm sống, nuôi gia đình không hay chỉ sống với đam mê như một trò chơi? Thanh niên Bàn Văn Lôi phải liên tục giải đáp thắc mắc mặc dù khi ấy chính anh cũng giấu chặt hoang mang trước những câu hỏi như thế.

Và rồi quyết tâm đã chiến thắng, những năm tháng học chuyên ngành mỹ thuật, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai đã giúp chàng sinh viên nghèo Bàn Văn Lôi có các kiến thức, phương pháp sáng tạo về mỹ thuật một cách hệ thống, bài bản và vui hơn là được tiếp cận, làm quen với các loại hình nghệ thuật khác.

Hs2.jpg
Trước khi dành tâm huyết cho tranh truyền thống, Bàn Văn Lôi từng lấy hội họa quần chúng làm nghề mưu sinh.

Bàn Văn Lôi kể: Những năm tháng được học thầy Đỗ Chung (họa sỹ Đỗ Chung, nguyên Chi hội trưởng Mỹ thuật, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh) khiến mình sáng ra nhiều điều. Trò không chỉ được phân tích, học phương pháp cảm thụ nghệ thuật, mà còn hiểu rằng sáng tác nghệ thuật nếu chỉ có đam mê, năng khiếu là chưa đủ, mà cần phải được trang bị nhân sinh quan, thế giới quan về nghệ thuật cách mạng.

Tốt nghiệp Trung cấp mỹ thuật, Bàn Văn Lôi không chọn con đường như các bạn là ở lại thành phố làm cho cơ sở dịch vụ, công ty quảng cáo mà trở về quê hương làm dịch vụ vẽ tranh trần, tường nhà, đắp phù điêu, decor các quán cà phê, quán trà tranh, đắp non bộ… Người dân trong vùng gọi Bàn Văn Lôi bằng cái tên thân thương là “họa sỹ” của làng quê.

HS4.jpg
Tranh của Lôi không thiên về cảm hứng sáng tạo nghệ thuật mà mang đậm màu sắc văn hóa.

Trò chuyện với phóng viên, “họa sỹ” Bàn Văn Lôi bảo, những sản phẩm làm ra cho dù không phải là tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao nhưng dẫu sao cũng là công việc liên quan đến việc đam mê, đòi hỏi sự sáng tạo nên chưa khi nào thấy chán. “Vẽ bức tranh phong cảnh theo yêu cầu trên trần một căn phòng khách, trên tường của quán cà phê, trà chanh, thiết kế một khu vườn nhỏ với các tiểu cảnh, đắp non bộ… dù không đòi hỏi tính tỉ mỉ, cầu kỳ như bức tranh nhỏ nhưng mỗi phần việc lại khác nhau, phải tìm tòi, vận óc sáng tạo nên mình thấy niềm vui trong đó”, Bàn Văn Lôi tâm sự.

“Bật mí” về nghề mưu sinh, “họa sỹ” của làng quê cười hỉ hả: Tùy theo yêu cầu của gia chủ nhưng ngày công bao giờ cũng gấp đôi, gấp ba hoặc gấp nhiều lần so với anh làm nghề thợ xây, phụ hồ. Với tôi, điều quan trọng hơn cả là được làm việc mình đam mê, sản phẩm được chấp nhận.

IMG_2350.JPG
Bàn Văn Lôi có một gia đình riêng hạnh phúc.

Nhiều người biết tới, đơn đặt hàng ngày thêm dày đặc nhưng gần đây, “họa sỹ” của làng quê Bàn Văn Lôi phải từ chối nhiều đơn để tập trung vào vẽ tranh truyền thống của đồng bào Dao. Khi chúng tôi có mặt ở thôn Khe Tắm vào cũng là lúc “họa sỹ” Bàn Văn Lôi đang tỉ mẩn cho các bức tranh vẽ các vị thần trong đời sống tâm linh của đồng bào Dao trên giấy dó, giấy màu. Tôi không có nhiều kiến thức về hội họa, mỹ thuật nhưng có thể cảm nhận rõ Bàn Văn Lôi đang rất chăm chú, nghiêm túc, dòng cảm xúc đang tuôn trào, anh đang hóa thân vào từng nét cọ, màu sắc trên trang giấy dó.

HS5.jpg
Lôi vẽ tranh chủ yếu theo đơn đặt hàng của của các hộ đồng bào Dao trong vùng.

“Họa sỹ” Bàn Văn Lôi cho biết, các bức tranh thờ trong lễ cấp sắc chủ yếu vẽ các vị thần, theo quan niệm của đồng bào thì đó là cầu nối giữa thế thực tại (cuộc sống) với “thế giới bên kia”, thế giới của những người đã khuất và thế giới của các vị thần tiên.

Những bức tranh thờ cũng rất quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao vì nó còn thể hiện niềm ước mong về mùa màng bội thu, về sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, về hạnh phúc của con người.

Mỗi bộ tranh thờ trong lễ cấp sắc của đồng bào Dao gồm 19 bức với các kích thước, nội dung khác nhau, để hoàn thiện, “họa sỹ” Bàn Văn Lôi cần đến 1 tuần hoặc 10 ngày làm việc liên tục từ sáng đến tối, giá một đơn hàng như thế khoảng 6 đến 8 triệu đồng. Giấy dó, cọ, chì ngày nay rất sẵn trên thị trường, với mực màu không phải chế biến từ thảo mộc như trước đây mà cũng là mực công nghiệp với độ bền của màu sắc không kém gì mực màu truyền thống.

Trước đây, việc vẽ tranh thờ của đồng bào Dao thường do thầy tào, thầy mo, thầy cúng, là người cao tuổi, có khi cả vùng rộng lớn mới có 1 người vẽ được tranh, rất hiếm có người nào độ tuổi trẻ chưa đến 30 như Bàn Văn Lôi lại vẽ được loại tranh này. Có thời điểm bà con người Dao ở huyện Bảo Thắng phải đặt hàng tranh thờ mãi bên tỉnh Hà Giang hoặc tỉnh Tuyên Quang.

“Họa sỹ” Bàn Văn Lôi bảo, ngoài kỹ thuật vẽ tranh, tôi đang tập trung đọc sách, học hỏi các vị cao niên, những người giàu hiểu biết để rõ hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là về tranh thờ, về lễ cấp sắc.

IMG_2278.JPG
Anh chỉ nhận mình là "Họa sỹ" của bản Dao.

Để phục vụ việc vẽ tranh truyền thống, “họa sỹ” Bàn Văn Lôi đang tham gia học chữ Nho, Hán tự. “Nếu khi nào đó sa cơ mình vẫn còn một con đường mưu sinh là viết sớ, vẽ tranh dạo phóng viên nhỉ! Nói vậy thôi, chứ khi nào còn lễ cấp sắc, đồng bào Dao còn giữ nét văn hóa truyền thống thì mình còn việc làm”, Lôi cười vang.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw