Tục kiêng kỵ của người Tày

LCĐT - Mong muốn đón một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, bình an, vui tươi, hạnh phúc… mỗi khi chuẩn bị bước sang năm mới, ở những bản người Tày có tục nhắc mọi người những điều kiêng kỵ trong những ngày đầu năm mới.

Thường thì các bậc cao niên trong bản hoặc thầy Mo, thầy Then, người có uy tín trong cộng đồng sẽ nhắc nhở các gia đình về những điều kiêng kỵ từ đêm giao thừa, mùng 1, mùng 2 tết Nguyên đán. Còn từ sáng mùng 3 trở đi được bỏ điều kiêng kỵ. Nếu ai vi phạm hoặc cố tình vi phạm điều kiêng kỵ sẽ không chỉ dông cả năm, mà còn làm liên lụy đến cộng đồng thôn bản, làng xã, cộng đồng người Tày. Các trường hợp đặc biệt, chủ nhà đều báo trước cho những người có trách nhiệm trong bản trước ngày 28 tháng Chạp để thông tin cho cộng đồng biết.

Người Tày gói bánh chưng chuẩn bị đón tết.
Người Tày gói bánh chưng chuẩn bị đón tết.

Trong quan niệm của người Tày, không được mang các khoản nợ của cá nhân, gia đình sang năm mới, bởi mang nợ sang năm mới là nợ nần cả đời, nghèo khổ cả đời, năm mới làm ăn sẽ chẳng ra gì.

Từ lúc giao thừa đến hết mùng 2 Tết không được sát sinh, sát vật, vì các sinh vật cũng phải được ăn Tết như con người. Nếu ai sát hại chúng, hồn vía của chúng sẽ kiện lên trời, trời sẽ trừng trị.

Nhà  nào có tang từ tháng 10 đến tháng Chạp, ngày Tết không được đến thăm nhà khác chủ vì sẽ mang tang thương, tai họa đến gia đình người ta.

Từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 3 Tết, không được đánh mắng, chửi nhau, gây xung đột làng xóm. Những ngày đó phải tạo không khí vui tươi, lành mạnh để lấy may, lấy lộc, hạnh phúc cho cả năm mới.

Từ lúc giao thừa đến khoảng 11 giờ mùng 1 Tết, không được tự do đến nhà khác chủ, trừ trường hợp họ chủ động đến mời. Nếu tự động đến nhà người khác tức là mang lộc nhà mình ra khỏi nhà, hoặc bị coi là mang rủi ro đến cho người khác, dễ bị người ta oán trách cả năm. Nếu người ta chủ động mời tức là mình có sự may mắn, phải đến, sự may mắn ấy sẽ được nhân lên cho cả hai bên.

Ngày Tết không được mừng tuổi bằng tiền lẻ, vì nhận tiền lẻ có nghĩa là người nhận nghèo khó, nhận sự bố thí chẳng ra gì, làm sao ngoi lên được, bị coi thường, khinh rẻ.

Khi nấu xong bánh chưng, chủ nhà lấy một sọt bánh chưng riêng, thắp vài que hương cắm vào, mang đặt chân bàn thờ, còn bánh để ăn tết lấy ở sọt khác…

Trong cuộc sống hiện nay, những kiêng kỵ trên vẫn được đồng bào Tày duy trì. Mặc dù có một vài điều được điều chỉnh phù hợp với nếp sống mới, nhưng vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Tày.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

fb yt zl tw