Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống bệnh trên đàn vật nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 3542/UBND-NLN ngày 3/7/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống bệnh trên đàn vật nuôi.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh (số 6392/UBND-NLN ngày 11/12/2023, số 601/UBND-NLN ngày 1/2/2024, số 3208/UBND-NLN ngày 18/6/2024, số 3321/UBND-NLN ngày 21/6/2024).

Tiếp tục giám sát, kiểm soát chặt chẽ các ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao, tập trung nguồn lực xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh. Hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, đơn vị liên quan và UBND cấp xã thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi để phục vụ công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh; rà soát tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm bảo đảm đạt tối thiểu 80% tổng đàn vật nuôi có tại thời điểm tiêm vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin dại.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ theo quy định.

20200724_161233.jpg
Kiểm soát tốt dịch bệnh góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch số 426/KH-UBND ngày 1/12/2023 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và bệnh động vật thủy sản tỉnh Lào Cai năm 2024; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản nêu trên. Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh đảm bảo tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế và đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Các sở, ngành liên quan, chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vật nuôi của nhà nghèo

Vật nuôi của nhà nghèo

Xuân Thượng được mệnh danh là “thủ phủ” nuôi dê của huyện Bảo Yên với hơn 500 hộ chăn nuôi. Các hộ dân ở đây thường gọi con dê là vật nuôi của nhà nghèo vì chúng không kén thức ăn, có thể ăn tất cả các lá cây quanh đó, thậm chí ăn được lá ngón. Nuôi dê nhàn lại cho nguồn thu nhập ổn định nên nhiều hộ dân lựa chọn con dê để phát triển kinh tế thay vì lợn hay một số vật nuôi nhiều rủi ro khác.

[Ảnh] Cánh đồng "đá" ở Trịnh Tường

[Ảnh] Cánh đồng "đá" ở Trịnh Tường

Sau trận mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây ra, cánh đồng lớn nhất của xã Trịnh Tường trong thung lũng Nà Lặc (huyện Bát Xát) với diện tích trên 50 ha bị san phẳng và phủ lên một lớp đá dày hàng mét. Khả năng canh tác lại gần như không thể, điều này đang khiến hàng trăm hộ dân lo lắng về sinh kế trong thời gian tới đây.

Dồn sức sản xuất vụ đông

Dồn sức sản xuất vụ đông

Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh đã dồn sức, tập trung sản xuất vụ đông để đảm bảo khung thời vụ và bù đắp phần nào những thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 gây ra.

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và doanh nghiệp thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Những năm qua, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống. Những mô hình kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

fbytzltw