Triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Việc triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh góp phần hiện đại hóa công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo quy định của Luật Quản lý thuế.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4910855200727_543d4bd3c80fc92b9475f3754071ad92.jpg
Sẽ đưa Bản đồ số hộ kinh doanh vào sử dụng.

Ngày 24/11/2023, UBND tỉnh ban hành văn bản số 6049 về việc triển khai chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Cục Thuế tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác về mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn sử dụng chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh (BĐSHKD).

Chỉ đạo các Chi cục Thuế thực hiện việc tra cứu, rà soát và hiệu chỉnh thông tin sai lệch (nếu có) của thông tin công khai hộ kinh doanh, giải quyết thông tin phản hồi từ hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác trên chức năng BĐSHKD.

Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi về địa điểm, ngành nghề, doanh thu, mức thuế và các thông tin khác theo đúng quy định về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo triển khai chức năng BĐSHKD đạt hiệu quả, đúng quy định; hướng dẫn cài đặt và sử dụng chức năng BĐSHKD; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để xử lý kịp thời.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đến toàn thể hộ kinh doanh, người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác về mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn sử dụng chức năng BĐSHK.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp cơ quan thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích của việc triển khai chức năng BĐSHKD; phối hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác phối hợp với Chi cục Thuế tại địa phương trong quá trình triển khai cài đặt, vận hành chức năng BĐSHKD.

Tuyên truyền sâu rộng về chức năng BĐSHKD trên hệ thống đài truyền thanh, trang thông tin điện tử của các huyện, thị xã, thành phố.

Khuyến khích người dân, hộ kinh doanh, các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thường xuyên tra cứu, phản hồi thông tin về hộ kinh doanh (địa điểm, ngành nghề, doanh thu, mức thuế…) trên chức năng BĐSHKD, giúp cơ quan thuế kịp thời hiệu chỉnh và xử lý thông tin phục vụ công tác quản lý thuế đạt hiệu quả.

Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện chức năng BĐSHKD.

Bản đồ số hộ kinh doanh là việc số hóa dữ liệu quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng phần mềm ứng dụng Etax Mobile nhằm công khai thông tin về hộ kinh doanh, bao gồm: Họ và tên, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, mức doanh thu tính thuế, mức thuế khoán… giúp cơ quan thuế quản lý người nộp thuế một cách trực quan, sát thực tế, chống bỏ sót hộ, chống thất thu ngân sách nhà nước; hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai, giám sát và thực hiện nộp thuế điện tử; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác thực hiện phản hồi thông tin đến cơ quan thuế, tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw