Bắc Hà:

Trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả ôn đới

Ngày 22/8, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Bắc Hà tổ chức tập huấn trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc, đốn tỉa cây ăn quả ôn đới.

_DSC4806.JPG
Trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ăn quả ôn đới tại lớp tập huấn.

Tại buổi tập huấn, bà con được cán bộ chuyên môn triển khai kỹ thuật trồng và chăm sóc, đốn tỉa cây mận, lê, đào bắt đầu từ khi thiết kế vườn, cải tạo đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ thuật bón phân, các biện pháp xử lý ra hoa.

Theo đó, vườn trồng các loại cây ăn quả ôn đới thường là luống bậc thang rộng 3 - 5 m; các loại đất có kết cấu đất xốp và nhẹ với tầng bề mặt dầy trên 80 cm; thoát nước; mực nước ngầm dưới 1 m; độ pH từ 5,5 - 6,5. Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc - Nam; vườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước trong mùa mưa lũ.

_DSC4811.JPG
Cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật đốn tỉa cây mận Tam hoa.

Bên cạnh đó, cán bộ chuyên môn hướng dẫn người dân cách phòng tránh một số loại sâu bệnh phổ biến trên cây ăn quả, kỹ thuật thu hái, sơ chế, chế biến và bảo quản quả khi tới mùa thu hoạch.

Được biết, hiện tại trên địa bàn thị trấn Bắc Hà có hơn 10 ha cây ăn quả ôn đới. Trong đó, 6,5 ha mận Tam hoa, 1,5 ha đào và 2,5 ha lê… Để mở rộng và nâng cao chất lượng các loại cây ăn quả ôn đới, gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, thời gian tới, thị trấn Bắc Hà tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và chủ vườn cây ăn quả trên địa bàn đảm bảo kỹ thuật, hướng dẫn bà con tạo cảnh quan, kết hợp phát triển du lịch mang lại hiệu quả cao, đồng thời mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.

_DSC4810.JPG
Nông dân thực hành cách ghép cành cây ăn quả.

Lớp tập huấn được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn quả; phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế gia trại, sản xuất mang tính hàng hóa, nâng cao thu nhập...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw