Tránh biến tướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Là tổ chức tự nguyện, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường để giáo dục học sinh hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số trường xuất hiện những biến tướng, khiến nhiều người có cái nhìn tiêu cực về tổ chức này, thậm chí có ý kiến cho rằng, nên bỏ đi Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 55, ngày 22/11/2011 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, đã tạo hành lang pháp lý cho tổ chức này hoạt động ngày càng hiệu quả. Theo đó, nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh không chỉ đại diện tiếng nói, bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh, là “cầu nối” để thống nhất các hoạt động giữa nhà trường và gia đình mà còn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, nhiều nơi Ban đại diện cha mẹ học sinh đã thực hiện tốt việc phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm của gia đình trong chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh...

Tránh biến tướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ảnh 1
Cần phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm tạo sự đồng thuận trong các hoạt động để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục học sinh một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số trường học, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy đúng vai trò, chức năng của mình theo quy định ghi trong điều lệ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tại Thông tư 55.

Ban Đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều lớp còn hoạt động hình thức. Thông thường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp họp với toàn thể phụ huynh của lớp mỗi năm 3 lần, đó là đầu năm, giữa năm và cuối năm học. Nội dung họp chủ yếu là thông báo tình thu - chi tài chính. Đối với các nội dung hoạt động như chăm lo, giáo dục học sinh,…thì hầu như không nhắc đến. Chưa kể, có những Ban đại diện cha mẹ học sinh còn thu các khoản thu không đúng quy định, gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh cũng như trong dư luận xã hội. Do đó, không ít người đã đặt ra câu hỏi có nên duy trì Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp hay không thì cũng có cơ sở của nó.

Đặc biệt, gần đây, câu chuyện này một lần nữa lại “nóng” trên mạng xã hội lan truyền clip về buổi họp phụ huynh tại lớp 3/10, Trường Tiểu học An Hội, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Tìm hiểu sự việc, được biết nguyên nhân xuất phát từ việc “lạm thu” khiến cho phụ huynh trong lớp không hài lòng, không đồng thuận. Theo clip ghi lại thì tại cuộc họp, người trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp này còn có những lời lẽ chưa đúng mực, khiến người xem đánh giá là có sự xúc phạm, phân biệt đối xử với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng trong thời gian này, tại Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3, TP Hồ Chí Minh) cũng bị phản ánh tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh ở 2 lớp học có dự chi quá nhiều khoản và quá nhiều tiền cho các hoạt động chung. Số tiền dự chi lên tới hàng trăm triệu đồng trong một năm học.

Trẻ em có quyền được học tập, quyền được tới trường cũng như bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục. Đó là quyền cơ bản, là quyền bất khả xâm phạm đã được quy định trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật. Thế nhưng, những “biến tướng” trong hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, những hoạt động “lạm thu” ở đâu đó có lẽ đã vô tình khiến con trẻ cũng như một số phụ huynh bị mặc cảm.

Chị Xuân (ngụ tại quận 7, TP Hồ Chí Minh) là thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh của 2 lớp trong nhiều năm chia sẻ, phụ huynh không phải ai cũng có thu nhập tốt, mỗi gia đình một hoàn cảnh. Trong lớp cũng có những phụ huynh thật sự rất khó khăn, ngoài áp lực về các khoản phải đóng, mỗi lần tham gia họp phụ huynh họ còn cảm thấy tự ti, xấu hổ vì cảm thấy mình lạc lõng giữa những người khá giả. Trên thực tế đã xảy ra tình trạng khi Ban đại diện cha mẹ học sinh phát động quyên góp, có những phụ huynh trong lòng không đồng ý nhưng không dám nói ra, đành ngậm ngùi “gồng” bởi gần như cả lớp đã thống nhất hết rồi. Hoặc có khi nói ra ý kiến của mình thì không nhận được sự thấu hiểu của mọi người, mà thay vào đó là những câu dè bỉu, bàn tán. Những câu chuyện bàn tán ấy đôi khi không chỉ dừng lại trong phòng họp mà còn được các phụ huynh đem về kể lại trong gia đình khiến các em học sinh nghe được rồi hôm sau lên lớp “hồn nhiên” trêu chọc bạn. Theo chị Xuân điều này là rất không hay, khiến cho đứa trẻ bị tổn thương và xấu hổ với bạn bè. Ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Điều này là nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh đã được quy định rõ trong Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.

Tránh biến tướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ảnh 2
Nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh đã có những cách làm hay, có nhiều hoạt động thiết thực, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh.

Trở lại câu chuyện thực tế về việc “lạm thu” của Ban đại diện cha mẹ học sinh xảy ra trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vừa qua, được biết, ngay sau khi có phản ánh, Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận (quận 3, quận Gò Vấp), lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã kịp thời chấn chỉnh cũng như có giải pháp xử lý. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo các phòng giáo dục rà soát lại tất cả những nội dung liên quan đến thu chi của ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo đó, những nội dung nào không trong quy định thu mà thu thì sẽ xử lý triệt để.

Chúng ta cùng hi vọng trong thời gian tới, Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ phát huy tốt vai trò của mình, thực sự là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để có tiếng nói chung trong việc học tập cũng như giáo dục học sinh, phải luôn là chỗ dựa tin cậy của phụ huynh.

Đồng thời, các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng cần minh bạch, được sự đồng thuận của tất cả các phụ huynh đặc biệt có những khoản thu - chi tài chính thiết thực, hợp lý để những khoản thu không còn là nỗi lo của phụ huynh cũng như không gây bức xúc trong dư luận.

Nếu Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động không hiệu quả thì cần phải bầu lại Ban đại diện cha mẹ học sinh mới, không để hoạt động hình thức hoặc chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ là thu - chi các khoản đóng góp tự nguyện phụ huynh; không để Ban Đại diện cha mẹ học sinh mang tiếng là "cánh tay nối dài" trong việc lạm thu của nhà trường hiện nay.

Bên cạnh đó, về phía nhà trường cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin, chia sẻ với những nguyện vọng của phụ huynh, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Đại diện cha mẹ học sinh theo quy định của Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh; chăm lo đến từng hoàn cảnh gia đình học sinh, giúp học sinh vượt khó để học tập… Đồng thời, kịp thời chấn chỉnh ngay đối với những hoạt động đi “chệch đường ray”, ảnh hưởng xấu tới môi trường giáo dục.

Cùng với đó các địa phương cũng cần tích cực vào cuộc, rà soát, xử lí nghiêm những vi phạm nếu để xảy ra các hoạt động thu - chi tài chính không rõ ràng, không đúng mục đích, không đúng quy định.

Hiện nay, mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường học cũng đã được đầu tư ngày càng tốt hơn đảm bảo việc dạy và học tuy nhiên, so với điều kiện hiện tại, nhất là tại các trường tiểu học vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần tăng ngân sách cho các cơ sở giáo dục, nhất là đầu tư về cơ sở vật chất cho trường học nhằm tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

fb yt zl tw