Trấn Yên nỗ lực đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Chính quyền huyện gia tăng các giải pháp hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số, có gian hàng số, truy xuất nguồn gốc số...
Dịch Covid -19 dự báo vẫn gây nhiều tác động đến mọi mặt của đời sống nhân dân; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ sản phẩm. 
Trước thực tế này, các cấp chính quyền huyện Trấn Yên đã gia tăng các giải pháp hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tham gia các sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, hình thành các hộ sản xuất nông nghiệp số, có gian hàng số, truy xuất nguồn gốc số... 
Qua đó, đã tiếp cận được nhu cầu và kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, nhất là nhóm nông sản thế mạnh của huyện thông qua các DN lớn của tỉnh bạn. 
Đồng thời, để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, huyện đã hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã lên sàn TMĐT, bảo đảm 100% sản phẩm OCOP được xác thực số, sử dụng bộ công cụ công nghệ xác thực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi cung ứng từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
Cùng đó, năm 2022, huyện Trấn Yên có kế hoạch đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 3 sản phẩm gồm: mật ong Trấn Yên, gà đồi Trấn Yên, miến đao Quy Mông và hoàn thiện quy cách đóng gói, nhãn mác bao bì cho 10 sản phẩm; củng cố, đánh giá lại 2 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao; phát triển mới 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao; phát triển, nâng cao chất lượng các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP...
Đồng thời xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất giá trị gắn với các chủ thể OCOP như: chuỗi liên kết phát triển sản xuất cây ăn quả có múi; chuỗi liên kết sản xuất đao riềng gắn với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến đao Quy Mông… nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn quy định, kiểu dáng bao bì đẹp, hiện đại, phù hợp, có truy xuất nguồn gốc để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trong, ngoài nước.
Ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Để hỗ trợ các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, huyện bảo đảm 100% sản phẩm OCOP của huyện đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên và các sản phẩm OCOP phát triển mới năm 2022 đủ điều kiện sẽ đưa lên sàn TMĐT Voso.vn và Postmart.vn và các sàn TMĐT uy tín để quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm. 
Cùng đó, 100% hộ sản xuất nông nghiệp, chủ thể tham gia OCOP lên sàn TMĐT được đào tạo, hướng dẫn về kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên các sàn TMĐT. Hỗ trợ hướng dẫn các chủ thể số hóa các hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP năm 2022 như: hỗ trợ đăng ký sản phẩm, phương án sản xuất kinh doanh và các hồ sơ khác có liên quan; duy trì và quản lý hoạt động 6 trang Website đã được xây dựng và trao cho các chủ thể thực hiện đối với các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm OCOP trên địa bàn và xây dựng mới 3 trang Website.
Hiện tại, dịch bệnh Covid-19 vẫndiễn biến phức tạp, việc quảng bá sản phẩm, bán hàng qua các sàn TMĐT là xu thế tất yếu và việc huyện Trấn Yên triển khai vận hành sàn TMĐT sẽ giúp các chủ thể OCOP và các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã… trong huyện có thêm kênh để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài.  
Phạm Quang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw