Trải nghiệm du lịch – nông nghiệp tại Nghĩa Đô

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, đại biểu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các địa phương đã đi tham quan, trải nghiệm một số mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trên địa bàn xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên.

_MG_6692.JPG
_MG_6684.JPG
Đại biểu tham quan HTX mây tre đan, dệt thổ cẩm tại bản Nà Khương.

Đan lát là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên.

Từ những nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên như: giang, nứa, cọ, mây, vầu... bằng đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và tài hoa, người Tày ở Nghĩa Đô đã tạo ra các sản phẩm như: gùi, nia, rổ, giỏ, mẹt, khóp đựng xôi, dụng cụ đánh bắt cá và một số đồ dùng không thể thiếu trong nghi lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ thôi nôi…

_MG_6734.JPG
Tham quan mô hình nuôi gà đen thương phẩm tại bản Ràng.

Mô hình nuôi gà đen H'mông thương phẩm được anh Cổ Văn Bính, bản Ràng, xã Nghĩa Đô đầu tư phát triển ổn định từ năm 2021 đến nay, với quy mô duy trì thường xuyên khoảng 1.500 con, trọng lượng trung bình từ 1,8 - 2kg/con. Gà đen H'mông Nghĩa Đô được bán từ 120 nghìn đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân địa phương.

_MG_6755.JPG
_MG_6752.JPG
Trải nghiệm mô hình ấp trứng và cung cấp giống vịt bầu Nghĩa Đô tại bản Thâm Mạ.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có dòng suối Nậm Luông, từ lâu, nuôi vịt đã gắn liền với đời sống sản xuất của người dân xã Nghĩa Đô. Giống vịt bầu được chăn thả là giống địa phương, có đặc điểm cổ rụt, thân bầu bĩnh, đầu to, chân ngắn, trọng lượng bình quân khi trưởng thành đạt 2 - 2,5 kg. Vịt bầu Nghĩa Đô có chất lượng thịt ngon, thơm, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Năm 2021, huyện Bảo Yên bắt đầu triển khai Dự án “Phát triển chuỗi giá trị vịt bầu Nghĩa Đô”, tập trung tuyển chọn giống và chuyển giao kỹ thuật duy trì đàn bố mẹ để tuyển chọn và giữ chất lượng con giống; hỗ trợ xây phòng ấp và phòng úm con giống; kỹ thuật nuôi vịt đẻ lấy trứng, vịt thương phẩm… đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đưa vịt bầu Nghĩa Đô trở thành sản phẩm OCOP… Từ đó, vịt bầu Nghĩa Đô được khách hàng biết đến nên đầu ra thuận lợi, giá cả ổn định. Một số gia đình, trong đó có gia đình anh Nguyễn Văn Thọ, bản Thâm Mạ đã duy trì đàn vịt với số lượng khoảng 700 con; thực hiện ấp trứng, cung cấp vịt giống cho người dân trong và ngoài xã Nghĩa Đô.

_MG_6812.JPG
Trải nghiệm con đường tre.
_MG_6815.JPG
Du lịch bản bằng xe trâu.

Bên cạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp, Nghĩa Đô cũng đang từng bước phát triển các mô hình du lịch bản làng. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, huyện Bảo Yên đã xây dựng nhiều hoạt động trải nghiệm, như: điểm check-in, trải nghiệm con đường tre, du lịch bản làng bằng xe trâu, xe đạp để thu hút du khách trong và ngoài nước...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Mục tiêu của huyện Si Ma Cai đến tháng 8/2025 hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025. Riêng năm 2024, huyện phấn đấu hoàn thành 502 căn nhà, chiếm 80% mục tiêu của cả giai đoạn.

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn diện rộng, tạo ra sức tàn phá khủng khiếp ở khắp các địa phương trong tỉnh. Với thị trấn nghèo Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đợt mưa lũ lớn nhất lịch sử này đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh mất nhà, thậm chí còn “cõng” gánh nợ hàng trăm triệu đồng không biết bao giờ mới có thể trả nổi.

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

fbytzltw