Tohoku một Nhật Bản khác lạ...

Người Nhật ắt hẳn có lý khi chọn biểu tượng cho vùng Tohoku là hình ảnh chú phượng hoàng, một loài chim đẹp đẽ chỉ có trong huyền thoại, kết thúc cuộc đời mình bằng cách bùng cháy hóa thành một nhúm tro tàn, rồi từ nhúm tro đó, lại biến mình thành một tạo vật lộng lẫy của thế giới thần tiên. Tohoku cũng trong trường hợp tương tự, và sự trở lại không kém phần hoành tráng.

Vùng đất có 4 mùa cùng lúc

Ishii-san, cậu bạn người Nhật mà tôi quen trong một chuyến đi ngắn lên mạn Tây Bắc VN từ 3 năm trước, vẫn thường xuyên thư từ cho nhau, đề nghị tôi nên đến thăm Tohoku vào mùa hè.

Đầu mùa hạ, tiết trời mát mẻ dễ chịu, cơn mưa đầu mùa tan biến, để lại bầu trời quang đãng với những vầng mây vàng óng, quấn quanh những ngọn núi tuyết vĩnh cửu. Đường sá thoáng đãng, chiếc ô tô bon bon lướt nhanh qua những cánh rừng xanh mướt, những làng mạc nhỏ xinh, những cánh đồng hoa tulip nhiều màu, rực rỡ trong ánh nắng chiều óng ả.

Tohoku nằm ở vĩ độ khá xa về phía bắc, mặc dù không lạnh như Hokkaido nhưng vẫn đủ để níu kéo mùa xuân đến tận trung tuần tháng 5 bằng những ruộng hoa muôn màu, những hàng cây anh đào vẫn đang nở rộ, và những vườn táo đang tung tóe những hoa là hoa thơm ngát. Đến tầm này tháng 6 bắt đầu có lavender (oải hương) tím ngắt các triền đồi... Ở giữa mùa hè và chúng tôi được hòa mình vào thiên nhiên tươi mới của mùa xuân, thật kỳ lạ!

Sự độc đáo về khí hậu và địa lý ở Tohoku không dừng lại đó, tôi được anh bạn nhiệt tình đưa đến một vùng núi tên gọi là Hachimantai. Ở đây vẫn còn hoàn toàn mùa đông, hai bên đường tuyết phủ trắng xóa những cánh rừng thông thâm u, có những đoạn tuyết phủ dày lên quá đầu người.

Chúng tôi như lạc vào miền đất của bà Chúa tuyết trong cổ tích, một vùng quanh năm băng giá. Tôi thực sự không nghĩ rằng, giữa tháng 5 hôm tôi vừa đến lại có thể đùa giỡn với những cụm băng tuyết như đang vào mùa đông thế này. Tohoku dường như sở hữu thời tiết của 4 mùa trong cùng một khoảng thời gian, thật không thể tin nổi!

Đời sống văn hóa với nhiều tầng lớp

Ishii-san là một thanh niên trẻ rất nhiệt tình, cậu tình nguyện dẫn tôi đi khắp Tohoku với điều kiện, cứ mỗi tối khi kết thúc một ngày du ngoạn, cậu lại buộc tôi trả lời một số câu hỏi về chất lượng dịch vụ, thường là dạng câu hỏi: 3 điểm bạn thích nhất và không thích nhất trong ngày hôm nay...

Một dạng khảo sát thông tin. Duy chỉ có câu hỏi: 3 món ăn nào mà bạn cảm thấy không thích nhất?, câu này tôi hoàn toàn không thể trả lời. Vì sự thật là tôi hoàn toàn yêu thích các món ăn Nhật Bản, bất kể vùng miền, bất kể trong nhà hàng sang trọng hay quán ăn lề đường nhộn nhịp. Tôi hoàn toàn thỏa mãn vị giác của mình ở mức độ cao nhất.

Nhìn chung, người Nhật coi trọng bề ngoài, tính cách đó được họ đưa vào ẩm thực một cách hoàn hảo. Chúng tôi được thử rất nhiều món, từ sushi cá sống cho đến tempura rau củ, từ món lẩu truyền thống của thành phố Akita cho đến các loại bánh tráng miệng được trang trí cầu kỳ đến mức, có loại bánh mocha được cho cả một cánh hoa đào vẫn còn tươi lên phía trên mặt bánh. Không chỉ thỏa mãn vị giác, thực khách hoàn toàn hài lòng với cả thị giác của mình.

Tôi đến thăm Nhật Bản 4 lần, duy chỉ có lần này là được một người Nhật đi cùng. Nên, luôn có những sự mới mẻ, nhất là về phương diện văn hóa. Văn hóa hàng nghìn năm của người Nhật tầng tầng lớp lớp, và nhờ có bạn, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ thấp lên đến bậc cao, và đỉnh điểm của mọi sự thú vị chính là bữa ăn tối cuối cùng trong chuyến đi, ở thành phố Akita, có thể được xem là một trong những thành phố quan trọng nhất vùng Tohoku xinh đẹp này.

Akita không phải là một đại đô thị hoành tráng như Tokyo hay Osaka, cũng không tầng tầng lớp lớp những tinh hoa hàng nghìn năm như cố đô Kyoto, Akita đơn giản là mang trong mình những đặc trưng rất thú vị của vùng Tohoku. Bữa ăn được tổ chức một cách trang trọng trong một nhà hàng nổi tiếng bậc nhất địa phương, hoạt động qua 5 thế hệ và có tuổi đời 130 năm. Trong một căn phòng truyền thống Nhật Bản, lót chiếu tatami, trang trí nhã nhặn và có cả một buổi biểu diễn ca múa của các maiko-san.

Thật không thể tin được, toàn thành phố Akita hiện nay chỉ có 3 nàng maiko, mà hôm đó quán mời đến được 2 trong số đó nhờ sự có mặt của một số quan chức cao cấp tiếp đoàn.

Trước phần biểu diễn, các bạn Nhật giải thích rõ: ở Akita không có bất kỳ một geisha (người Nhật còn gọi là geiko, theo cách hiểu nghĩa đen là "con người của nghệ thuật" - là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện) nào cả. Dựa trên những tiêu chuẩn nghề nghiệp khắt khe của một geisha, cũng dễ hiểu rằng ở xã hội Nhật Bản hiện đại, rất khó tìm được một người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, nhất là ở một đô thị nhỏ như Akita.

Vậy, maiko là gì? Và một maiko với một geisha khác nhau như thế nào? Tôi may mắn được đặt câu hỏi với chính một nàng maiko trong buổi biểu diễn hôm ấy. Maiko, hiểu đơn giản là một geisha tập sự. Một maiko có thể múa, nhưng để được chứng nhận trở thành một geisha, điều kiện tiên quyết là phải biết hát và biết đàn shamisen (một loại đàn truyền thống lâu đời của Nhật Bản). Tất nhiên, còn rất nhiều những tiêu chuẩn khắt khe phức tạp khác nữa mà các cô phải được truyền thụ từ chính một geisha trưởng thành.

Vấn đề là ở Akita hiện nay lại không có bất cứ một geisha nào như đã nói, nên các maiko-san nếu muốn học nghệ để tiếp tục con đường phục vụ nghệ thuật của mình, phải di chuyển đến một thành phố khác (như Kyoto chẳng hạn), để tiếp tục được huấn luyện. Hoặc nếu đến lúc quá tuổi quy định, các maiko-san phải giải nghệ hoặc chuyển về một trong những trung tâm bảo tồn nghệ thuật geisha để làm việc. Điều đó thật không phải dễ dàng.

Nhìn chung, thế giới của các nàng geisha và maiko vẫn là một trong những điều bí ẩn nhất trong nền văn hóa đa tầng của nước Nhật. Ngay một người Nhật Bản thực thụ, cũng khó mà biết được một thế giới huyễn hoặc, được giấu kỹ giống như bộ mặt thật của các nàng geisha vẫn được giấu sau lớp phấn trang điểm rất dày, dày đến không còn thấy được biểu hiện thực tế của cảm xúc trên các khuôn mặt đó...

Tuy nhiên, có một điều cần phải hiểu rằng, đây là một nghề chân chính, cao quý và có một đẳng cấp nhất định trong xã hội Nhật vốn dĩ rất khắt khe. Hoạt động nghệ thuật của các geisha bao gồm ca, múa, đàn, hầu chuyện và tiếp rượu với khách, tất nhiên toàn bộ các hoạt động đó phải dựa trên những nguyên tắc khắt khe và mẫu mực, được truyền lại hàng nghìn năm, song hành cùng nền văn hóa vô cùng sâu rộng của một nước Nhật kỳ vĩ và huyền bí, cho đến tận ngày nay.

Thế nên có lẽ không quá lời khi nói: đối với nước Nhật, bây giờ dễ dàng để thực hiện một chuyến đi, nhưng sẽ rất khó để thấu hiểu những vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu đằng sau các lớp bình phong diễm lệ.

Báo Thanh niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 29/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sa Pa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè với chủ đề: “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là 1 trong 5 lễ hội thường niên và là sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng mang bản sắc, thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw