Tốc độ internet wifi của VNPT nhanh nhất Việt Nam trong 2 tháng liên tục

Theo công bố mới nhất từ nền tảng đo lường tốc độ internet i-Speed (Trung tâm Internet Việt nam-VNNIC), VNPT là nhà mạng có tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam trong liên tục các tháng 12/2024 và tháng 1/2025, với tốc độ trung bình cao hơn các nhà mạng khác gần 1,5 lần.

Dữ liệu từ i-Speed cho thấy, không chỉ đạt tốc độ nhanh nhất, internet wifi VNPT còn liên tục tăng tốc độ qua từng tháng. Nếu trong tháng 12/2024, tốc độ download internet của VNPT là 140Mbps, tốc độ upload là 111,88Mbps thì sang tháng 1/2025, tốc độ download internet của nhà mạng này đã đạt tới 181,56Mbps, tốc độ upload đạt 137,77Mbps. So với nhà mạng ở vị trí thứ 2, tốc độ internet wifi của VNPT cao hơn gấp 1.5 lần.

Tốc độ download internet của VNPT đạt 181,56Mbps, tốc độ upload đạt 137,77Mbps.
Tốc độ download internet của VNPT đạt 181,56Mbps, tốc độ upload đạt 137,77Mbps.

Kết quả này là nỗ lực của VNPT trong thời gian qua khi không ngừng nâng cấp hạ tầng, tối ưu hệ thống và chính sách chủ động nâng tốc độ internet lên đến 3 lần đồng loạt cho toàn bộ khách hàng vào đầu tháng 12/2024, đặc biệt với giá cước không đổi. Động thái này nằm trong lộ trình đồng hành phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia của Tập đoàn VNPT, hướng đến mục tiêu 100% hộ gia đình trên toàn quốc có thể tiếp cận internet cáp quang vào năm 2025. Hiện nay VNPT cũng đang là nhà mạng có thị phần internet cáp quang lớn nhất Việt Nam với gần 10 triệu thuê bao trên toàn quốc.

VNPT không ngừng nâng cấp hạ tầng, tối ưu hệ thống phục vụ khách hàng.
VNPT không ngừng nâng cấp hạ tầng, tối ưu hệ thống phục vụ khách hàng.

Tốc độ internet của VNPT nhanh nhất Việt nam cũng đến từ chiến lược triển khai công nghệ và mạng XGSPON trong thời gian qua. Đây là thế hệ đường truyền tiên tiến, lần đầu tiên sở hữu băng thông đối xứng, hỗ trợ tốc độ tải lên và tải xuống tối đa cùng lên tới 10Gbps. So với công nghệ GPON cũ, tốc độ của XGSPON tăng tới 4 lần ở chiều tải xuống và 8 lần ở chiều tải lên, giảm thiểu độ trễ, mang đến chất lượng internet đột phá, chưa từng có tại Việt Nam.

Theo thông tin từ VNPT, công nghệ XGSPON đã được triển khai tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với nền tảng tốc độ internet và công nghệ mới, khách hàng có thể nâng cao trải nghiệm khi sử dụng sử dụng nội dung 4K, 8K, livestreaming, gaming AR, VR, học online và hội nghị trực tuyến.

Chưa dừng lại ở đó, VNPT dự định sẽ tiếp tục cải thiện tốc độ băng thông internet wifi để nâng cao trải nghiệm khách hàng kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn khi sử dụng dịch vụ của nhà mạng này. Dự kiến, nhà mạng VNPT sẽ sớm ra mắt các gói cước mới với tốc độ tối thiểu 300Mbps, mở rộng vùng phủ XGSPON và thêm nhiều lựa chọn tích hợp truyền hình giải trí, wifi mesh, camera an ninh thế hệ mới giúp khách hàng nâng cấp toàn diện “ngôi nhà số”.

Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đồng thời đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, VNPT đã không ngừng phấn đấu và đổi mới trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin. Theo tinh thần Nghị quyết, khoa học-công nghệ-đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được xem là “xương sống” của công cuộc hiện đại hóa, góp phần thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, trong đó, việc đẩy mạnh đầu tư cho mạng viễn thông thế hệ mới là một trong những điều kiện kiên quyết.

“Hạ tầng số,” “băng thông siêu rộng” luôn là từ khóa được nhấn mạnh nhiều lần trong Nghị Quyết số 57-NQ/TW để cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư và tốc độ đường truyền, đóng vai trò kiên quyết trong việc chuyển đổi số tại bất kỳ đâu và bất kỳ đơn vị nào, từ từng cá nhân người dân, cho tới doanh nghiệp hay các bộ, ngành, địa phương. Đường truyền internet wifi phủ sóng rộng và tốc độ nhanh giúp người dùng dễ dàng kết nối với trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (cloud), hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh đối với các thành phố trực thuộc Trung ương và một số tỉnh, thành phố có đủ điều kiện. Các hoạt động chuyển đổi số sẽ khó thực hiện nếu không có các đường truyền internet wifi tốc độ cao.

Nắm bắt định hướng đó, VNPT đã phát triển hạ tầng cáp quang rộng khắp để cung cấp internet băng thông rộng đến 100% các xã trên toàn quốc, đến từng hộ gia đình, góp phần giảm khoảng cách số giữa các vùng miền, địa phương tại Việt Nam. VNPT cam kết sẽ tiếp tục đầu tư bài bản vào hạ tầng, công nghệ và con người để tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Với thông điệp về sự cần thiết của việc đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tọa đàm "Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở ngoài nước, nâng cao kỹ năng truyền thông số" nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh truyền thông thay đổi nhanh chóng.

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án “Trợ lý ảo Tòa án nhân dân”, một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

fb yt zl tw