Trong đó, huyện Văn Bàn thực hiện 1.380 ha; huyện Bảo Thắng 715 ha; huyện Si Ma Cai 550 ha; huyện Bảo Yên 477 ha; thành phố Lào Cai 350 ha; huyện Bắc Hà 318 ha; huyện Bát Xát thực hiện 330 ha; thị xã Sa Pa 200 ha; huyện Mường Khương 160 ha.
Thời vụ gieo trồng kết thúc trước ngày 10/10 đối với nhóm cây ưa ấm; trước 15/11 đối với nhóm cây ưa lạnh (vùng cao gieo trồng sớm trước 10/10, vùng thấp gieo trồng từ 10/10 - 15/11); bố trí trồng rải vụ để đảm bảo nguồn cung, giảm áp lực trong tiêu thụ, hạn chế tình trạng dư thừa, giá thấp hoặc thiếu rau đẩy giá tăng cao.
Để vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, các địa phương cần ưu tiên các loại cây trồng có liên kết sản xuất, có thị trường tiêu thụ ổn định, các loại cây trồng có giá trị cao như: Rau đậu các loại, ngô nếp, ngô ngọt, khoai lang, khoai tây, cây hoa…
Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn 3 - 4 sản phẩm cây trồng có tiềm năng để phát triển sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, chủ động mời gọi doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho người dân. Mỗi địa phương lựa chọn và chỉ đạo thực hiện thành công ít nhất 1 mô hình sản xuất: Mô hình cây trồng mới, mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đổi mới phương thức sản xuất hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình thuê đất, thuê nhân công lao động... nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Phấn đấu giá trị bình quân trên ha đất canh tác cây vụ đông đạt hơn 100 triệu đồng, trong đó thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bắc Hà và thị xã Sa Pa đạt từ 100 triệu đồng/ha trở lên; huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Mường Khương và Si Ma Cai đạt từ 93 triệu đồng/ha trở lên.