Tỉnh Lào Cai được định hướng phát triển 2 nhóm rau chủ lực

Theo Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 (Đề án), tỉnh Lào Cai được định hướng phát triển 2 nhóm rau chủ lực.

Cụ thể, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030 sản lượng rau cả nước đạt 23 - 24 triệu tấn, trong đó sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1 - 1,3 triệu tấn. Hơn 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn. Diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau cả nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1 - 1,5 tỷ USD.

IMG_6615.JPG
Thu hoạch bắp cải trái vụ ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai.

Tập trung phát triển sản xuất 7 loại thuộc nhóm rau chủ lực gồm: Rau cải các loại (200.000 - 220.000 ha); dưa hấu (50.000 - 60.000 ha); dưa chuột (50.000 - 60.000 ha); hành, tỏi (55.000 - 60.000 ha); rau họ đậu (50.000 - 55.000 ha); ớt cay (40.000 - 45.000 ha) và cà chua (25.000 - 30.000 ha). Trong đó, tỉnh Lào Cai được xác định là một trong những địa phương phát triển nhóm rau cải các loại và rau họ đậu là chủ lực.

RauBX.jpg
Nông dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát thâm canh các loại rau cải.

Việc định hướng phát triển 2 nhóm rau chủ lực là căn cứ quan trọng để tỉnh Lào Cai phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, mở rộng các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, khí hậu của các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường thu hút đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tân An khởi sắc

Tân An khởi sắc

Trong tiết trời giá buốt của ngày đông, xuôi dòng sông Hồng, chúng tôi về Tân An - xã “cửa ngõ” phía đông nam huyện Văn Bàn. Sau hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, mầm xanh bật dậy bên những bãi bồi ven sông, trên đồi quế trải dài tít tắp tỏa hương ngào ngạt cho khách qua đường cảm nhận được miền quê trù phú, ấm êm trong không khí tết cận kề…

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Bắc Hà: Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ Nghị quyết 10

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa được triển khai hiệu quả đã tạo bước ngoặt trong tư duy sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Bắc Hà. Từ sản xuất nhỏ lẻ, huyện Bắc Hà đã dần hình thành những vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Say mê kể chuyện về những đàn ong mật cần mẫn, nông dân Cao Văn Chiến, thôn Nậm Dù, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nhớ như in hành trình băng rừng, dò từng khe đá tìm tổ ong tự nhiên lấy mật đầy vất vả, nguy hiểm đến quyết tâm thuần hóa đưa ong về nuôi trong vườn nhà và gây dựng thành công thương hiệu mật ong núi đá, mang nghề mới cho người dân trong xã thu tiền tỷ mỗi năm.

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Mùa đông năm nay đến muộn hơn nhưng thời tiết vẫn được cho là có nhiều thuận lợi trong sản xuất vụ đông với nền nhiệt không quá thấp, nhiều ngày hửng nắng, nước tưới dồi dào. Đây là yếu tố giúp người nông dân huyện Bảo Thắng - địa phương có diện tích cây vụ đông luôn đứng tốp đầu trong tỉnh mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong năm và gia tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. 

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Quan tâm nâng cao tỷ lệ hội viên nông dân

Năm 2024, hội nông dân các cấp trong tỉnh kết nạp 2.776 hội viên (đạt gần 139% so với kế hoạch đề ra), nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 107.869 người. Kết quả này có được là nhờ các cấp hội chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, qua đó thu hút được hội viên, nông dân tham gia, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng lớn mạnh.

fb yt zl tw