Cơ hội và thách thức của tín dụng xanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc phát triển tín dụng xanh không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam. Ngành ngân hàng, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn về tài chính xanh.

Tại Việt Nam, quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh đã được Chính phủ xác lập như một trong những trụ cột chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những chiến lược đó, cần một hệ thống tài chính-ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt, chủ động “bơm máu” cho các lĩnh vực then chốt như , năng lượng sạch, nông nghiệp xanh,…

Gói vay ưu đãi về “Tín dụng xanh” khuyến khích khách hàng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.
Gói vay ưu đãi về “Tín dụng xanh” khuyến khích khách hàng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

“Cú huých" khơi thông dòng vốn dài hạn

Tín dụng xanh, từ một khái niệm tưởng như xa lạ, đang dần trở thành một cấu phần chiến lược trong hoạt động ngân hàng. Không chỉ là công cụ tài chính, tín dụng xanh chính là “cú huých” thiết yếu để khơi thông dòng vốn dài hạn, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo ra động lực phát triển kinh tế tuần hoàn và hướng tới phát thải ròng bằng 0 () vào năm 2050.

Trong báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến cuối tháng 3/2025, đã có 58 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt hơn 704.244 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2017-2024 đạt hơn 21%/năm, vượt xa tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành.

Đáng chú ý, hơn 70% trong số này tập trung vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất sạch, quản lý chất thải và sử dụng tài nguyên bền vững. Trong đó, dư nợ công nghiệp xanh và công trình xây dựng xanh đạt khoảng 25.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,7% tổng dư nợ tín dụng xanh. Các lĩnh vực được ưu tiên bao gồm năng lượng tái tạo (45%), nông nghiệp xanh (31%) và quản lý nước bền vững.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng khẳng định: Thời gian qua, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực xanh, thân thiện với môi trường, các ngành sản xuất carbon thấp. BIDV đã cho vay hơn 2 tỷ USD trong các dự án năng lượng gió và điện mặt trời ở các tỉnh miền trung, Tây Nguyên.

TPBank triển khai các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi cho khách hàng cá nhân lắp đặt điện mặt trời áp mái, trong khi HDBank đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế để mở rộng nguồn vốn xanh dài hạn. Agribank triển khai gói 10.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo với lãi suất từ 3,5%/năm. ACB có gói 2.000 tỷ đồng dành cho các ngành thuộc danh mục xanh. VietinBank cũng triển khai các dự án xanh đạt gần 27.000 tỷ đồng từ sau Hội nghị COP26 đến nay…

Gỡ "nút thắt"

Mặc dù xu hướng là rõ ràng, nhưng thị trường tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức. Thứ nhất là vấn đề thiếu chuẩn hóa. Việt Nam chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh về khái niệm, tiêu chí phân loại dự án xanh. Đơn cử cho đến nay, vẫn chưa có nghị định hoặc hệ thống danh mục phân loại xanh cụ thể để làm cơ sở xác định dự án đủ điều kiện tín dụng xanh. Điều này khiến nhiều khoản vay tiềm năng không thể được thống kê hoặc tiếp cận đúng theo chính sách.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hữu Toàn, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng cho rằng, việc thiếu hệ thống tiêu chí rõ ràng khiến doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần một chiến lược đồng bộ, từ thể chế, chính sách đến nguồn lực thực thi. Bài học từ EU hay Hàn Quốc cho thấy, một hệ thống phân loại xanh rõ ràng sẽ giúp thị trường phân biệt đâu là “xanh thực chất” và đâu là “greenwashing” (quảng cáo xanh), từ đó nâng cao độ tin cậy và .

Nhằm góp phần hóa giải “nút thắt” pháp lý, ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, mới đây Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành các tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Quyết định này khi được ban hành sẽ quy định rõ các tiêu chí môi trường, làm căn cứ để các dự án tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh và trái phiếu xanh, đồng thời bổ sung tiêu chí cho các dự án sản xuất xanh theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Dự kiến sẽ có 45 loại hình dự án đầu tư thuộc 7 lĩnh vực được xác nhận đáp ứng tiêu chí môi trường để cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Trong khi đó, Tiến sĩ Michaela Baur, Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam, khuyến cáo, phân loại xanh là yếu tố then chốt để định hướng các dòng vốn hướng tới tăng trưởng xanh và giúp Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính xanh toàn cầu.

Theo bà Michaela Baur, từ năm 2017, theo ủy thác của Chính phủ Đức, GIZ đã hỗ trợ NHNN xây dựng “Báo cáo thống kê tín dụng xanh”. Đây được xem là phiên bản sơ khởi của một hệ thống phân loại xanh dành riêng cho ngành ngân hàng, nhằm theo dõi và thúc đẩy các hoạt động tín dụng xanh.

Ngoài ra, một điểm nhấn quan trọng là NHNN và tổ chức IFC vừa cho ra mắt sổ tay “Hệ thống quản lý rủi ro môi trường-xã hội trong hoạt động cấp tín dụng” do hai bên hợp tác biên soạn và được xây dựng theo các thông lệ quốc tế nhằm hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) áp dụng tiêu chuẩn ESG trong hoạt động tín dụng, thúc đẩy mục tiêu tài chính bền vững.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đây sẽ là tài liệu tham khảo có tính thực tiễn cao, giúp các TCTD tăng cường quản lý rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Như vậy, Việt Nam đang ở thời điểm bản lề của quá trình chuyển đổi mô hình . Nếu tiếp tục lệ thuộc vào mô hình phát triển “nâu”, tức tiêu tốn tài nguyên, phát thải cao, chúng ta sẽ bị tụt lại trong cuộc đua toàn cầu.

Ngược lại, nếu biết tận dụng vai trò của tín dụng xanh như một đòn bẩy tài chính chiến lược, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá, không chỉ về tăng trưởng GDP mà còn về chất lượng sống, uy tín quốc tế và sự phát triển dài hạn. Trong bức tranh đó, ngành ngân hàng phải đi đầu, không chỉ là người cấp vốn mà còn là người dẫn dắt thay đổi tư duy thị trường. Chính các ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế sẽ quyết định dòng vốn chảy vào đâu, nuôi dưỡng điều gì và hình thành mô hình phát triển nào cho tương lai.

Mặc dù vậy, nỗ lực riêng của ngành ngân hàng là chưa đủ. Theo bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế (NHNN), việc khơi thông tín dụng xanh còn đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ, ngành để hoàn thiện chính sách, xây dựng lộ trình hỗ trợ các ngành xanh (thuế, vốn, kỹ thuật) và phát triển thị trường trái phiếu xanh, quyền . Các tổ chức tín dụng cũng cần tiếp cận nguồn vốn quốc tế để cung cấp các khoản vay dài hạn, lãi suất ưu đãi,…

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn vùng nuôi cá nước lạnh mùa mưa lũ

Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong những ngày gần đây, khu vực vùng cao các xã Mường Bo, Bản Hồ, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn… tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đây cũng là những khu vực trọng điểm nuôi cá nước lạnh của tỉnh, nơi người dân làm trại cá ven suối, tiềm ẩn nguy hiểm.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Nông dân miền núi thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ chuyển đổi trồng cau

Từng bế tắc với hàng chục loại cây trồng, ông Hà Văn Dũng, người Mường ở làng Trô, xã Giao An, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được lối thoát từ cây cau. Cây “nhiều người chê nhàn quá không có ăn” lại là chìa khóa giúp gia đình ông có cuộc sống ổn định, không phải lo đầu ra, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

fb yt zl tw