Nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra chiều 9/6, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong triển khai hiệu quả các chương trình tại địa phương, trong đó nhấn mạnh phải phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.

0:00 / 0:00
0:00

Giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn

baolaocai-br_img-1808.jpg
Đồng chí Tô Việt Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương phát biểu tại hội nghị.

Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mường Khương đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 105 công trình đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 277 km, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn.

Để đạt được những kết quả trên, huyện Mường Khương đã dành nguồn vốn lớn từ ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương thông qua các chương trình MTQG cho các dự án giao thông nông thôn, đặc biệt là tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện.

Huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đóng góp ngày công, hiến đất… để làm đường. Đây là nguồn lực quan trọng và đã mang lại hiệu quả cao ở huyện Mường Khương trong thời gian qua.

Mường Khương cũng chú trọng việc tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình quản lý và giám sát, tổ chức lấy ý kiến của người dân ngay từ đầu về hướng tuyến, vị trí, kích thước, phù hợp với nhu cầu đi lại và sản xuất. Khuyến khích người dân trực tiếp phản ánh, góp ý khi phát hiện những bất cập hoặc vấn đề về chất lượng trong quá trình thi công.

Xây dựng xã nông thôn mới thông minh

baolaocai-br_img-1833.jpg
Đồng chí Lưu Hoàng Điểu, Bí thư Đảng ủy xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng phát biểu tại hội nghị.

Thực hiện xã nông thôn mới thông minh, đến thời điểm hiện tại, xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) đã đạt 44/52 mục tiêu. Năm 2024, xã đã xây dựng 1 mô hình thôn thông minh tại thôn Đông Căm với 20 thành viên tham gia. Đến nay, đã giải quyết được hơn 15 thủ tục hành chính, với hơn 360 hồ sơ cho người dân trực tiếp tại thôn thuộc các lĩnh vực như: chứng thực, tạm trú, tạm vắng, khai tử... Xã đang tiếp tục nhân rộng thêm sang địa bàn các thôn: Chính Tiến, Nậm Trà, Nậm Phảng...

Để đạt được kết quả trên, bài học kinh nghiệm được rút ra qua quá trình tổ chức thực hiện đó là phải làm tốt công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân và Nhân dân hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới thông minh.

Xã đã thành lập ban chỉ đạo, tổ hướng dẫn hỗ trợ thôn, thành phần gồm đồng chí lãnh đạo chủ chốt cấp xã, thành viên là trưởng các đoàn thể; các đồng chí bí thư, trưởng thôn và người đứng đầu một số tổ chức hội tại cơ sở. Ban chỉ đạo thường xuyên kiện toàn khi có sự thay đổi về nhân sự, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách, hướng dẫn các thôn theo hướng cầm tay, chỉ việc.

Ngoài ra, xã còn thành lập các tổ công tác đặc biệt do các đồng chí Thường trực Đảng ủy, UBND xã làm Tổ trưởng để giúp đỡ các thôn trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn; đề xuất UBND huyện phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách, giúp đỡ đến các thôn trong quá trình thực hiện.

Tập trung nâng cao thu nhập cho người dân

baolaocai-br_img-1922.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Tài, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý, huyện Bát Xát phát biểu tại hội nghị.

Bám sát chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và huyện, cấp ủy đảng, chính quyền xã Y Tý (huyện Bát Xát) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, nhờ đó công tác giảm nghèo có chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đã giảm từ 50,79% (năm 2021) xuống còn 20,42% (năm 2025), bình quân giảm 7,6%/năm.

Cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo đưa các cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó tập trung mở rộng diện tích cây lê, dược liệu, chăn nuôi lợn, chăn nuôi ngựa. Đến nay, toàn xã trồng mới được 15 ha cây lê, 6,2 ha dược liệu (chùa dù), 10 ha măng sặt, 7 ha dong riềng…

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể xã xác định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể và sự quyết tâm, hưởng ứng vào cuộc của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm đi đôi với việc kiểm tra, giám sát; khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân các dân tộc trong công tác giảm nghèo bền vững theo khẩu hiệu “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Mở rộng không gian phát triển du lịch Y Tý

Sau hợp nhất, xã Y Tý (Lào Cai) sở hữu những tiềm năng và lợi thế vượt trội về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc giàu bản sắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và nông nghiệp ôn đới. Với không gian mở rộng, Y Tý có nhiều dư địa để thu hút thêm nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển toàn diện.

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 5552/BCT-TCCB ngày 25/7 do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký về việc thực hiện Kết luận số 178-KL/TW ngày 17 tháng 7 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính hai cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Rà soát, xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khẩn trương rà soát, đánh giá và xử lý dứt điểm tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Công nghệ nội địa và bài toán tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả

Với hàng trăm triệu tấn phụ phẩm mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để chuyển hóa 'rác thải' thành những sản phẩm giá trị cao, từ nhiên liệu sinh học, nhựa phân hủy đến mỹ phẩm. Sự chủ động của doanh nghiệp và các giải pháp công nghệ nội địa đang mở ra con đường tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm tác động môi trường.

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

NỖ LỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH Ở MỨC CAO NHẤT

SAU KHI HỢP NHẤT, TỈNH LÀO CAI (MỚI), NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH ĐƯỢC ĐẶC BIỆT QUAN TÂM, HĐND TỈNH ĐÃ HỢP NHẤT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN) THEO HƯỚNG DẪN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TÀI CHÍNH, TỈNH LÀO CAI MỚI SAU HỢP NHẤT ĐÃ TẬP TRUNG QUẢN LÝ NGUỒN THU NGÂN SÁCH VÀ QUYẾT TÂM HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU NĂM 2025.

fb yt zl tw