Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch vừa tổ chức gặp gỡ, đối thoại với đại diện doanh nghiệp du lịch trong cả nước, lắng nghe ý kiến vướng mắc trong hoạt động kinh doanh để tháo gỡ khó khăn.
Giá cả tăng đẩy giá tour tăng
Theo nhận định của các doanh nghiệp du lịch, năm 2013 sẽ rất khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục, giá đầu vào của nhiều lĩnh vực đều tăng.
Bà Hoa Lệ, Giám đốc Công ty lữ hành Hòa Bình (TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Từ ngày 1/1/2013, phí visa tăng từ 25 USD lên 45 USD, khiến giá tour Việt Nam đã cao nay tiếp tục cao, dẫn tới việc khó cạnh tranh với các điểm đến trong khu vực. Do đó, tôi đề nghị không nên tăng phí visa trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, theo quy định mới, xe du lịch phục vụ chỉ 10 năm, trong khi niên hạn khai thác là 20 năm, đẩy giá thành khấu hao tăng lên. Đơn cử như xe Hyundai 45 chỗ, tính tổng chi phí khoảng 3 tỷ đồng, nên khó có doanh nghiệp nào dành vốn tái đầu tư. Do đó nếu coi xe du lịch là công cụ sản xuất của ngành du lịch thì đề nghị giảm thuế nhập khẩu xe”.
Các doanh nghiệp du lịch cũng kiến nghị giá thuế đất cần tính toán hợp lý hơn. “Hiện các địa phương tính theo giá thị trường, nhưng đâu là tiêu chí để coi đó là giá thị trường? Còn giá đất tính theo khung giá ban hành, nhưng địa phương có quyền áp giá với hệ số k là 1,3 (gấp 1,3 lần) với dự án du lịch. Việc tăng tiền thuế đất khiến giá phòng tăng; rồi giá vé máy bay tăng đẩy giá tour Việt
Lãnh đạo Tổng công ty Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận, giá thuế đất tăng đang gây khó khăn với nhiều doanh nghiệp du lịch. Đơn cử như Công viên Hồ Tây, nếu tính sơ bộ theo mức thuế đất mới sẽ tăng lên khoảng 34 tỷ đồng, trong khi đó, nhiều năm nay công viên kinh doanh khó khăn do phụ thuộc thời tiết, lợi nhuận kinh doanh chỉ đạt khoảng 20 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao sáng kiến đối thoại giữa doanh nghiệp với đơn vị quản lý nhà nước về du lịch. Theo Phó Thủ tướng, hàng năm nên tổ chức cuộc đối thoại để lắng nghe và hiểu hơn về nhu cầu doanh nghiệp, đổi mới chính sách của Nhà nước. |
Cũng chung quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang, đại diện các doanh nghiệp miền Trung kiến nghị: “Năm tới sân bay Huế đóng cửa nâng cấp sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc thu hút khách. Chính sách thuế đất tăng khiến mức đóng của công ty chúng tôi lên 6 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận như năm vừa qua là 5,2 tỷ đồng. Để bù vào chắc phải tăng giá và sẽ đẩy mọi thứ đều tăng”.
Các doanh nghiệp lữ hành cho rằng: Về bản chất, lữ hành chỉ là đơn vị khâu nối các dịch vụ, nay nếu các ngành đều tăng giá mà không nhìn vào lợi ích chung thì sẽ khó thu hút khách. Lượng khách giảm sẽ tác động ngược trở lại đến hàng không, thương mại, loại hình dịch vụ khác. Do đó, các ngành cần phải liên kết để tìm tiếng nói chung vì lợi ích chung, chứ không nên chỉ biết có mình, nhất là trong thời buổi khó khăn như hiện nay.
Sớm có chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia
Vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia cũng được các doanh nghiệp rất quan tâm. Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigontourist kiến nghị: “Chúng ta cần sớm xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu điểm đến du lịch vùng. Nhận diện thương hiệu này phải mang tầm quốc tế, cạnh tranh để chuyển từ bị động sang chủ động. Thực tế các nước trong khu vực đang làm hiệu quả. Nhìn logo quảng bá, du khách biết ngay đó là du lịch Xinhgapo, Thái Lan… Muốn làm được điều này cần tăng kinh phí cho quảng bá du lịch quốc gia. Với thị trường cụ thể, chúng ta cần thuê chuyên gia nước ngoài làm quảng bá. Ngành du lịch cần chủ động hợp tác với các đại sứ để quảng bá du lịch. Như Saigontourist đang phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao để cử 2-3 đầu bếp giỏi giới thiệu quảng bá ẩm thực nhân các sự kiện ngoại giao”.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Giám đốc Vietravel, nhận định: “Thương hiệu quốc gia thể hiện sự tinh túy của Việt
Tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp du lịch trên cả nước, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) cho rằng: Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp liên ngành, liên vùng rất cao. Tự thân ngành du lịch không thể giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực khác. Trong đó, có nhiều vấn đề đã tạo nên bức xúc, nếu không được tháo gỡ sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt
Các doanh nghiệp cũng đã đề xuất thời gian tới, du lịch Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh khai thác các thị trường có khả năng chi tiêu cao, thị trường truyền thống, chuyển mạnh sang phát triển du lịch bền vững, có chiều sâu, chú trọng chất lượng, hiệu quả, có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới. “Năm 2013, tình hình có thể nhiều khó khăn hơn, vì vậy, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp cần tích cực hơn, chủ động hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới”, ông Hoàng Tuấn Anh nói.
Liên quan đến những vướng mắc của doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có những ý kiến cụ thể như sau:
Về vấn đề thương hiệu, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL giao Vietravel tổ chức hội thảo về thương hiệu lấy ý tưởng ẩm thực Việt Nam. Nếu xác định ẩm thực để làm thương hiệu nên có chương trình 1.000 đầu bếp giỏi, ở khách sạn ăn món ăn Việt Nam ngon. Hội thảo về giá trị thương hiệu nên làm sớm vào đầu năm 2013 để lắng nghe ý kiến chuyên gia và từ đó có định vị thương hiệu.
Các doanh nghiệp du lịch đều kiến nghị giá tour Việt Nam cao hơn các nước, vậy Hiệp hội Du lịch Việt Nam sớm ngồi với nhau tính toán cụ thể xem chi phí cao ở khâu nào? Nguyên nhân cao vì lý do visa, lưu trú, giao thông…? Và so sánh chi phí với các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia? Cộng đồng doanh nghiệp du lịch phải chỉ rõ nguyên nhân và có bài toán giảm ở chỗ nào. Nếu chi phí liên ngành, các ngành chia sẻ. Khách chi trực tiếp cho du lịch không nhiều như các ngành thì các ngành khác thu cùng chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề xây dựng quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia, kinh phí Chính phủ tập trung quảng bá quốc gia, thông qua đó doanh nghiệp được lợi. Còn doanh nghiệp cũng phải dành kinh phí để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Nhà nước quảng bá để khách đến Việt
Ông Vũ Thế Bình: Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam: Doanh nghiệp du lịch là đơn vị trực tiếp đưa khách đến Việt Nam nên cần có những chính sách tập trung phát triển một số doanh nghiệp đủ lớn, để có tiềm lực cạnh tranh. Du lịch có 3 loại hình kinh doanh là du lịch nội địa, du lịch ra nước ngoài và đón khách vào Việt Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Hanoitourist: Việc chưa mở được văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài đang gây khó khăn cho hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm khiến chúng ta mất lợi thế cạnh tranh. Campuchia cũng đã mở văn phòng du lịch tại thị trường trọng điểm và đang hỗ trợ doanh nghiệp nước họ thu hút khách. Ngành du lịch nên sớm kết hợp với các cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài như cơ quan văn hóa, hoặc hợp tác với các hãng hàng không quốc tế có đường bay thẳng tới Việt Nam để làm quảng bá. Đồng thời, ngành du lịch cần xác định rõ vai trò “nhạc trưởng” trong công tác quảng bá, xúc tiến và có ưu tiên kinh phí cho việc này. Năm 2010, quỹ xúc tiến du lịch 40 tỷ đồng; năm 2011 giảm còn 35 tỷ đồng và năm 2012 còn 30 tỷ đồng. Trong khi lượng khách quốc tế đến nước ta ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xúc tiến của Việt Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Từ cuối tháng 11, Bộ VH,TT&DL đã gặp gỡ với doanh nghiệp miền Nam và miền Trung và cuộc gặp tại miền Bắc vào đầu tháng 12 của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Trưởng ban muốn trực tiếp lắng nghe. Tại những cuộc đối thoại như thế này, doanh nghiệp du lịch phải mạnh dạn kiến nghị những bất cập để cơ quan quản lý và liên ngành có hướng giải quyết. Đơn cử như ở nước ngoài, hàng không và du lịch phối hợp như là một thể thống nhất, nhưng ở Việt Nam là hai đơn vị tách biệt, hàng không làm trước hết vì lợi ích của họ và cũng chưa quan tâm nhiều tới lợi ích thu hút du khách. Năm 2013 được dự báo là năm khó khăn của doanh nghiệp du lịch bởi các chi phí đầu vào tăng như thuế tăng, phí visa tăng… và nếu không có chính sách tháo gỡ sẽ khó tạo khả năng cạnh tranh. Đây là bài toán khó với doanh nghiệp du lịch và cần sự hỗ trợ cụ thể của từng ngành vì lợi ích chung. Muốn vậy, mỗi ngành đều phải có hành động cụ thể. Vấn đề này đã bàn nhiều nhưng chưa chuyển biến thành hành động. |