Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Với đà tăng trưởng ấn tượng, du lịch được đánh giá là một trong 10 điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế-xã hội đất nước nửa đầu năm nay. Để tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò là động lực kinh tế, du lịch Việt Nam cần tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế, xây dựng chiến lược quảng bá có chiều sâu gắn với hệ thống sản phẩm đa dạng, giàu trải nghiệm.

du-lich-vn-3501.jpg
Du khách quốc tế tham quan một điểm di tích tại Huế.

Những con số ấn tượng

Theo số liệu báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2025, nước ta đã đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 48,6% kế hoạch năm 2025 (22-23 triệu lượt khách); đồng thời phục vụ 77,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 64,5% kế hoạch năm 2025 (120-130 triệu lượt); tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng, đạt 52,8% kế hoạch năm (980.000-1.050.000 tỷ đồng).

Đây là những con số gây bất ngờ, nhất là khi nhiều quốc gia trong khu vực vẫn đang xoay xở tìm hướng phục hồi. Ngay như trong báo cáo quý I/2025 của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), Việt Nam đã được xác định dẫn đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương về tăng trưởng lượng (tăng 30% so với quý I/2024) và đứng thứ 2 về phục hồi lượng khách quốc tế (tăng 34% so với quý I/2019).

Điều này không chỉ cho thấy sự bứt tốc mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, mà còn chứng minh dải đất hình chữ S đang nổi lên như điểm đến đầy sức hút trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.

Góp phần làm nên diện mạo khởi sắc này, không thể không nói tới những nỗ lực trong xây dựng sản phẩm du lịch. Xác định đây là “chìa khóa” hút khách ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã phối hợp các địa phương làm mới, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo; kết hợp khai thác tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của điểm đến gắn với phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc.

Có thể kể đến Lễ hội “Tận hưởng Đà Nẵng”; sản phẩm “Đại dương kết nối đại ngàn” (Phú Quốc); “Chiến khu xưa - Trải nghiệm mới” (Tuyên Quang); Đoàn tàu chất lượng cao “Hoa phượng đỏ” (Hải Phòng); đặc biệt là bộ sản phẩm du lịch yêu nước ra mắt dịp lễ 30/4-1/5 vừa qua, như “Từ Mậu Thân đến mùa xuân đại thắng”, “Huyền thoại về những anh hùng đặc công Rừng Sác - Đất thép thành đồng - Thành phố Hồ Chí Minh”…

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, quảng bá cũng được ngành du lịch đặc biệt chú trọng. Cùng với tích cực tham gia các diễn đàn, hội chợ du lịch quốc tế lớn, nhiều sự kiện du lịch quy mô đã được các địa phương, doanh nghiệp quan tâm đẩy mạnh, như Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội; Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; ; Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng…

Đặc biệt, Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 “Việt Nam - Đi để yêu” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động vẫn đang tiếp tục nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ. Ngành du lịch đã chủ động nắm bắt xu thế, ứng dụng công nghệ 4.0 để triển khai các chiến dịch e-marketing, quảng bá điểm đến, giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn du lịch...

Định vị tài nguyên, vẽ lại bản đồ du lịch

Để du lịch Việt Nam có được những bước tiến xa hơn, các chuyên gia cho rằng, vẫn cần có thêm những lực đẩy mới. Bởi thẳng thắn nhìn nhận, dù hệ thống sản phẩm du lịch nước ta đã đa dạng hóa hơn nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, giá trị gia tăng còn thấp; công tác quảng bá, xúc tiến cũng còn thiếu điểm nhấn, chưa thực sự tạo dựng được thương hiệu quốc gia nổi trội.

Trước thực tế du khách toàn cầu có xu hướng chuyển từ hoạt động du lịch đại trà sang tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo, du lịch Việt Nam phải có sự chuyển mình để chinh phục du khách bằng chiến lược truyền thông có chiều sâu gắn với những sản phẩm đặc sắc, khác biệt.

Chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch 6 tháng cuối năm 2025, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng: Trong bối cảnh cả nước sắp xếp lại không gian hành chính, vừa đi vào hoạt động, để hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, 120-130 triệu lượt khách nội địa, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm 2025 và đạt hai con số trong giai đoạn tới, nhiệm vụ quan trọng lúc này là cần định vị tài nguyên để “vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam”. “Vẽ lại” không có nghĩa là phủ nhận cái đã có, mà là tiếp cận với tư duy mới để tăng cường sự liên kết, phát huy lợi thế, cơ hội phát triển từ không gian rộng mở sau sáp nhập.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, du khách ngày nay không chỉ có nhu cầu tham quan, mà còn mong muốn thu nhận nhiều trải nghiệm, cảm xúc trong hành trình du lịch. Vì thế, du lịch không những cần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mà hơn thế là trở thành ngành kinh tế “truyền cảm hứng”.

Muốn vậy, những người làm du lịch phải bắt đầu từ những việc nhỏ bằng trái tim lớn để có được những sản phẩm hấp dẫn, mang đậm , truyền được cảm hứng để du khách quay lại nhiều lần.

Xác định 10 thị trường trọng điểm mà du lịch Việt Nam cần hướng tới (là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, châu Âu, Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông, Nga), Bộ trưởng nhấn mạnh cần tiếp cận với quan điểm “thị trường là trung tâm, thương hiệu là nền tảng”, trên cơ sở xây dựng chiến lược xúc tiến có độ lớn, chiều sâu, sự liên kết và chạm được tới cảm xúc của du khách.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình khẳng định, sản phẩm chính là yếu tố cốt lõi tạo nên sức cạnh tranh du lịch, vì thế phải xây dựng được những sản phẩm khác biệt, độc đáo dựa trên khai thác các tài nguyên văn hóa. Muốn đưa du lịch phát triển nhanh, mạnh, cần bám sát hai trụ cột “chuyển đổi xanh” và “chuyển đổi số”; xác định xúc tiến, quảng bá là nhiệm vụ trọng tâm thu hút khách, kết hợp xúc tiến theo hình thức hiện đại và truyền thống, đẩy mạnh việc thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài…

Ở góc độ quản lý du lịch địa phương, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng Chương trình hành động phát triển du lịch tổng thể trong giai đoạn tới, tập trung vào các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho các tỉnh, thành phố đối với công tác lập quy hoạch ngành; khuyến khích đầu tư phát triển các sản phẩm mới, sáng tạo; chuyển đổi số gắn với xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh; đào tạo nguồn nhân lực...

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, thời gian tới, ngành du lịch sẽ cơ cấu lại thị trường, thúc đẩy kế hoạch hành động vùng, liên vùng, chú trọng liên kết ngành du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với phát triển xanh, bền vững và phương châm “lấy trải nghiệm của du khách làm trung tâm”. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới về nội dung, phương thức thực hiện, kết hợp hài hòa nguồn lực nhà nước và xã hội trong quảng bá xúc tiến, định vị thương hiệu du lịch quốc gia.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển đẹp, di tích lịch sử và nền văn hóa bản địa đặc sắc, châu Phi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế. Lục địa Đen trở thành một điểm đến đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ vẻ đẹp ấy, những trải nghiệm du lịch gắn với ruộng bậc thang mùa lúa xanh ngày càng được phát triển, sáng tạo và bền vững hơn.

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Không gian xanh giữa lòng phố

Không gian xanh giữa lòng phố

Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw