Tăng tốc phát triển du lịch golf

Với hơn 80 sân golf đạt chuẩn quốc tế, doanh thu dự kiến chạm mốc 1 tỷ USD vào năm 2025, du lịch golf được xác định là một trong những sản phẩm mũi nhọn để thu hút dòng khách cao cấp.

san-golf-1684.jpg
Việt Nam có nhiều sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, điểm đến du lịch golf hấp dẫn.

Với mục tiêu phát triển bền vững, tăng nguồn thu ổn định, du lịch golf được các địa phương chú trọng đầu tư, tạo nên hệ sinh thái du lịch kết hợp thể thao với khám phá văn hóa, thiên nhiên, ẩm thực... làm tăng giá trị và sức hấp dẫn của điểm đến.

Định vị điểm đến du lịch golf thế giới

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, những năm qua, du lịch golf của Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch, góp phần mang lại giá trị cao cho doanh thu của toàn ngành. Doanh thu từ du lịch golf đã đạt 600 triệu USD vào năm 2022 và dự kiến cán mốc 1 tỷ USD trong năm 2025, đóng góp khoảng 8 - 10% tổng doanh thu du lịch quốc gia.

Tính đến năm 2025, Việt Nam có hơn 80 sân golf 18 hố đạt chuẩn quốc tế đang hoạt động. Các sân golf tại Việt Nam có chất lượng tốt, đẳng cấp, có sự khác biệt dựa trên lợi thế về đặc điểm địa hình và các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa từng địa phương nên hấp dẫn du khách. Những cái tên như The Bluffs Grand Ho Tram Strip (lọt top 100 sân golf thế giới), Laguna Lăng Cô, Hoiana Shores Golf Club hay Ba Na Hills Golf Club... đã khẳng định chất lượng, thu hút hàng triệu lượt golf thủ quốc tế mỗi năm.

Danh tiếng của thị trường golf Việt Nam cũng được khẳng định ở nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong 8 năm liên tiếp (2017 - 2024), Việt Nam được Tổ chức Golf Thế giới (WGA) vinh danh là “Điểm đến golf hàng đầu châu Á” và “Điểm đến golf tốt nhất thế giới” 2 lần (năm 2019, 2021). Nhiều địa phương của Việt Nam cũng được vinh danh là điểm đến golf uy tín, chất lượng. Điển hình như Thủ đô Hà Nội 2 năm liên tiếp được WGA vinh danh là "Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới” (năm 2023 và 2024).

Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, các giải thưởng được ghi nhận cho thấy tiềm năng, lợi thế rất lớn của du lịch golf Việt Nam, đồng thời khẳng định năng lực tổ chức các giải golf mang tầm quốc tế, có thể đáp ứng được những dòng khách cao cấp và khó tính.

“Du lịch golf là sản phẩm du lịch tiềm năng, đóng góp quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách từ các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Trung Đông... Việc phát triển du lịch golf không chỉ là phát triển loại hình thể thao cao cấp mà còn giúp phát triển hệ sinh thái du lịch đẳng cấp, từ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất với hệ thống khách sạn, lưu trú, nhà hàng 5 sao. Vì thế, chủ trương của ngành Du lịch Việt Nam là phát huy những lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch golf theo hướng bền vững, đây được xem là một trong những định hướng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam những năm tới” - ông Nguyễn Trùng Khánh nhận định.

Xây dựng thương hiệu du lịch khác biệt

Mặc dù có rất nhiều lợi thế, được nhiều địa phương đầu tư các sân golf lớn, song theo các chuyên gia, du lịch golf Việt Nam vẫn còn nằm ở diện “tiềm năng”, chưa thật sự trở thành sản phẩm thế mạnh có tính bền vững.

Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu, sản phẩm du lịch golf vẫn bị hạn chế do còn thiếu các sân golf được đầu tư đồng bộ, có tính kết nối với các tuyến du lịch trải nghiệm. Tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến chơi golf chưa cao trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Sự liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và sân golf còn lỏng lẻo, du lịch golf chưa kết nối với các loại hình du lịch khác như MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo)...

Về vấn đề này, Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh cho rằng, du lịch golf tại Việt Nam còn khá đơn giản, khách đến chủ yếu là để chơi golf, ít đi khám phá, trải nghiệm văn hóa, thiên nhiên bản địa. Lý do là Việt Nam thiếu sản phẩm kết nối giữa golf và các hoạt động văn hóa, trải nghiệm; hoạt động truyền thông, quảng bá chưa hiệu quả.

Để khắc phục những hạn chế, đưa du lịch golf thành sản phẩm chủ lực thu hút khách cao cấp, ông Phạm Hải Quỳnh cho rằng, Việt Nam cần tổ chức nhiều giải golf lớn, quy tụ những người chơi danh tiếng để nâng tầm điểm đến và tăng sức ảnh hưởng trong quảng bá. Bên cạnh đó, để du lịch golf phát triển mạnh, cần xây dựng các sản phẩm tour liên kết giữa hoạt động chơi golf với khám phá văn hóa, ẩm thực bản địa.

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, cần có sự liên minh các doanh nghiệp golf để tạo thành một hệ thống dịch vụ chất lượng, đẳng cấp, xây dựng thương hiệu du lịch golf cho từng địa phương một cách bài bản và khác biệt.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Gregory John Norman (gọi tắt là Greg Norman) - huyền thoại golf thế giới - đảm nhiệm vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2030. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển golf như một sản phẩm mũi nhọn, vì thế, việc trao danh hiệu Đại sứ Du lịch Việt Nam cho ông Greg Norman sẽ tạo nên một gương mặt đại diện thương hiệu chuyên nghiệp, giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế, đặc biệt là du lịch golf. Thời gian tới, Đại sứ Du lịch Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hoạt động quảng bá, trong đó tập trung vào du lịch golf, nhằm mục tiêu thu hút thêm nhiều khách quốc tế, nhất là phân khúc khách cao cấp đến Việt Nam ngay trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Trong ngôi nhà sàn mộc mạc mang tên Cậy'Homestay nép mình giữa núi rừng và cánh đồng lúa mênh mông, người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cậy, 60 tuổi ở thôn Tha, phường Hà Giang 1 vẫn ngày ngày đón khách du lịch với nụ cười hiền từ và ấm áp. Ít ai biết rằng, phía sau homestay mang đậm hương núi rừng ấy là cả hành trình vượt khó, không lùi bước của một người lính từng cống hiến tuổi trẻ cho quê hương.

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Thủ tục đơn giản, không phải chờ đợi lâu, đó là ưu điểm của du lịch bằng giấy thông hành. Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này.

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA) năm 2025 và nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngày 20/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việc hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, tổ chức bộ máy mà đây còn là một cuộc “tái cơ cấu không gian phát triển” ở quy mô vùng, tạo điều kiện để Lào Cai định hình lại chiến lược tăng trưởng trong dài hạn. Trong đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, một trụ cột để phát triển kinh tế xanh, bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Sau cuộc hợp nhất lịch sử, một “siêu vùng di sản” đã hình thành, đặt Lào Cai trước vận hội lớn để bứt phá nhưng cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Tầm nhìn chiến lược và những bước đi cụ thể đang được đặt ra để khai thác kho báu di sản phục vụ phát triển du lịch.

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển đẹp, di tích lịch sử và nền văn hóa bản địa đặc sắc, châu Phi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế. Lục địa Đen trở thành một điểm đến đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ vẻ đẹp ấy, những trải nghiệm du lịch gắn với ruộng bậc thang mùa lúa xanh ngày càng được phát triển, sáng tạo và bền vững hơn.

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

fb yt zl tw