Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việc hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, tổ chức bộ máy mà đây còn là một cuộc “tái cơ cấu không gian phát triển” ở quy mô vùng, tạo điều kiện để Lào Cai định hình lại chiến lược tăng trưởng trong dài hạn. Trong đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, một trụ cột để phát triển kinh tế xanh, bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

0:00 / 0:00
0:00
2-9107.jpg

Sau hợp nhất, Lào Cai sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt phong phú, đa dạng về loại hình, nổi trội về bản sắc, độc đáo về cảnh quan. Từ những điểm đến nổi tiếng như: Sa Pa, Bắc Hà, Y Tý của Lào Cai (cũ), nay có thêm Mù Cang Chải, Suối Giàng, Văn Chấn, Trạm Tấu, Yên Bình - những biểu tượng du lịch đặc sắc của Yên Bái (cũ).

Sự kết hợp ấy tạo nên một hệ sinh thái du lịch liên hoàn, liên kết và tương hỗ, đủ sức đáp ứng các xu hướng du lịch hiện đại: ngắn ngày, trải nghiệm xanh, khám phá văn hóa bản địa, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng.

Thực tế cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm, Lào Cai đã đón 7,3 triệu lượt khách, đạt doanh thu hơn 21.130 tỷ đồng - con số rất ấn tượng. Đặc biệt, thị trường khách nội tỉnh đang có sự chuyển dịch rõ nét với những hành trình ngắn theo mô hình “vòng tròn” ngày càng phổ biến, giúp phân bổ lại dòng khách, giảm tải cho các điểm đến truyền thống, đồng thời kích hoạt “sức hút” cho các điểm đến mới.

2.jpg

Tuy nhiên, cơ hội lớn cũng đi kèm những thách thức không nhỏ. Bài toán đặt ra hiện nay là làm thế nào để biến lợi thế thành sức mạnh, biến tiềm năng thành sản phẩm và biến nhu cầu thành doanh thu bền vững.

Hiện nay, phần lớn các địa phương và điểm đến mới trong tỉnh vẫn đang làm du lịch theo hướng tự phát, thiếu liên kết vùng và thiếu sự dẫn dắt của quy hoạch chiến lược. Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, dịch vụ lưu trú, ẩm thực đạt chuẩn còn ít, chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng. Đáng lo ngại hơn, nhiều điểm đến vẫn chỉ dừng lại ở mức “có cảnh quan” mà chưa tạo ra được “trải nghiệm có chiều sâu”. Thiếu câu chuyện du lịch, thiếu hoạt động gắn kết văn hóa - con người - sản phẩm, khiến thời gian lưu trú của khách rất ngắn, sức lan tỏa kinh tế thấp.

Chính vì vậy, cần nhìn nhận phát triển du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đơn lẻ mà là hệ giá trị tổng hợp, bao gồm: hạ tầng, con người, công nghệ, văn hóa và bản sắc địa phương.

Mỗi địa phương trong tỉnh cần được xác định rõ vai trò của mình trong chuỗi giá trị du lịch toàn vùng: điểm đến, trung tâm dịch vụ, nguồn nhân lực, vùng nguyên liệu đặc sản... Có như vậy, sự phát triển mới hài hòa, không chồng chéo, không “mạnh ai nấy làm”.

6-2975.jpg

Một trong những khâu đột phá cần thực hiện ngay là chuyển đổi số trong du lịch. Đây không còn là xu hướng mà đã trở thành tiêu chuẩn cạnh tranh trong thời đại mới. Việc số hóa dữ liệu điểm đến, bản đồ du lịch điện tử, ứng dụng di động hỗ trợ du khách, thanh toán không tiền mặt, quản lý phản hồi dịch vụ… cần được tích hợp đồng bộ và đưa vào vận hành thực tế.

Song song với đó, công tác đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực du lịch, từ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên, đến người dân làm du lịch cộng đồng phải trở thành chiến lược dài hạn.

Chỉ khi người dân thực sự hiểu mình là chủ thể trong phát triển du lịch thì mới có thể xây dựng được những sản phẩm có chất lượng, đủ sức níu chân du khách. Mô hình “mỗi bản là một điểm đến, mỗi gia đình là một chủ thể làm du lịch” không chỉ là một khẩu hiệu mà cần trở thành chương trình hành động cụ thể, có hướng dẫn, có đào tạo, có đầu tư, có giám sát chất lượng.

Khẳng định quyết tâm này, ông Nông Việt Yên - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết:

Tỉnh sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đột phá và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác. Đồng thời, đổi mới mô hình tăng trưởng du lịch dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch và ứng dụng công cuộc chuyển đổi số trong phát triển du lịch thực sự thiết thực, hiệu quả. Đây không chỉ là định hướng mà còn là lời kêu gọi hành động...

4.jpg

Lào Cai đang có tất cả điều kiện cần: tài nguyên, vị trí, thị trường, chính sách và quyết tâm chính trị. Điều còn thiếu là sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị - doanh nghiệp - người dân. Sau hợp nhất, nếu biết khơi thông điểm nghẽn, đầu tư đúng trọng điểm, phát triển đúng chiều sâu, Lào Cai hoàn toàn không chỉ là một “điểm đến hấp dẫn” mà còn là “trung tâm du lịch bền vững” của cả vùng trung du và miền núi Bắc bộ trong những năm tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Không gian xanh giữa lòng phố

Không gian xanh giữa lòng phố

Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

fb yt zl tw