Thủy lợi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở Mường Vi

LCĐT - Những năm qua, nhờ hoàn thiện hệ thống thủy lợi cung cấp nước đầy đủ, kịp thời cho các cánh đồng rộng lớn, người dân Mường Vi (Bát Xát) canh tác được 2 vụ lúa Séng cù/năm.

Đập tràn đưa nước về ruộng.
Đập tràn đưa nước về ruộng.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư giúp nhiều cánh đồng ở Mường Vi có thể cấy 2 vụ lúa Séng cù/năm.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư giúp nhiều cánh đồng ở Mường Vi có thể cấy 2 vụ lúa Séng cù/năm.

Xã Mường Vi có diện tích cấy lúa Séng cù lớn nhất tỉnh (khoảng 225 ha), tập trung ở các cánh đồng: Ná Rin, Lâm Tiến, Ná Ản, Làng Mới; tổng sản lượng mỗi năm gần 2.200 tấn thóc. Để có được kết quả này là do hệ thống thủy lợi được xây dựng kiên cố, đồng bộ, giúp khoảng 90% diện tích ruộng ở Mường Vi canh tác mỗi năm 2 vụ lúa Séng cù.

Ông Trần Văn Xiêm, thôn Làng Mới, xã Mường Vi cho biết: Trước năm 2015, diện tích đất lúa chỉ canh tác được 1 vụ lúa. 5 năm trở lại đây, nhờ có hệ thống mương được xây dựng kiên cố nên diện tích ruộng trong thôn đã canh tác được 2 vụ lúa, sản lượng lúa Séng cù cũng tăng gấp đôi.

Cánh đồng lúa Mường Vi xanh tốt nhờ được tưới tiêu đầy đủ.
Cánh đồng lúa Mường Vi xanh tốt nhờ được tưới tiêu đầy đủ.

Theo ông Lù Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Vi, cây lúa Séng cù đang là cây trồng chủ lực của xã, giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định, thậm chí làm giàu. Chúng tôi thường xuyên khảo sát, đánh giá những khu vực thiếu nước để có phương án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đưa nước về phục vụ bà con sản xuất mỗi năm 2 vụ lúa Séng cù.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Hỗ trợ 6.500 con gà giống cho hội viên nông dân xã Kim Sơn

Ngày 27/8, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ tham gia dự án Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học giai đoạn 2024 - 2026 tại xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên.

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Diện mạo mới của vùng đất ven đô

Trở lại xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) sau hơn 5 năm, sự đổi thay rõ nhất mà tôi cảm nhận được là diện mạo nông thôn mới nơi đây có nhiều khởi sắc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao; một đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp hiện hữu.

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 878/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) tham quan và khảo sát vùng chè tại huyện Mường Khương

Sáng 22/8, Đoàn đại biểu huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí Trương Ân Kỳ - Phó Bí thư Huyện ủy Hà Khẩu làm trưởng đoàn đã đến tham quan, khảo sát nhà máy chế biến chè, vùng sản xuất chè tại xã Lùng Vai và xã Bản Sen, huyện Mường Khương.

fbytzltw