Thắm sắc bên sông biên giới

LCĐT - Nhiều người biết đến Bát Xát là nơi có sông Hồng ngoằn ngoèo suốt chiều dài chừng 60 cây số làm biên giới Việt - Trung rồi mới chảy hẳn vào nước ta để mang tên sông Mẹ thân thương. Trong ngành công nghiệp, người ta biết Bát Xát có mỏ đồng lớn nhất Đông Nam Á, với trữ lượng chừng 53 triệu tấn quặng chứa 12% Cu cùng quặng sắt, lưu huỳnh, đất hiếm và một số kim loại khác... Mấy chục năm nay, nhiều người biết đến một Bát Xát đang chuyển mình mạnh mẽ trong thay thế cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, làm nên vườn hoa xuân rực sắc ngát hương.

Mô hình trồng dưa lưới theo quy trình công nghệ cao ở xã Quang Kim.

Nông dân Bát Xát có truyền thống làm nông nghiệp. Truyền thống ấy thấm sâu trong câu tục ngữ của dân tộc Giáy: “Ná xay ẳm lạp, rạp hẫu rắc hãn”, nghĩa là: “Tháng chạp cày ủ, gánh thóc gãy đòn”. Điều ấy được đời cha truyền dặn cho đời con cháu trong sử thi của người Hà Nhì: “Muốn cỏ nát, đất mềm, rạ mục, cuối mùa đông nước ruộng phải đầy”. Từ xưa, người Bát Xát đã kết hợp nhuần nhuyễn kinh nghiệm sản xuất và tinh thần lao động cần cù: “Trồng cấy phải nhiều công, đọc sách phải khổ luyện” đã ngân cao xa trong tiếng hát của người Dao đỏ: “Cành choáng nổng công săm. Tộ sâu nổng mò săm”…

Giàu truyền thống canh tác, vất vả một nắng hai sương và nếu mưa thuận gió hòa thì trước đây, bằng nghề canh nông, người Bát Xát cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, không bị đói rách đã là mừng lắm. Khi bước vào cơ chế thị trường, ngắm nhìn đường dây điện cao thế lung linh in hình xuống mặt nước ruộng, nông dân Bát Xát nghĩ: Nếu chỉ lo thóc tràn kho thì chưa phải là cách nghĩ, cách làm ăn trong thời đại mới. Phải trồng cấy những cây có giá trị cao để mỗi tấc đất thực sự là một tấc vàng. Đó cũng là điều trăn trở của cán bộ, đảng viên, là nội dung bàn thảo trong các hội nghị rồi in sâu vào nghị quyết đảng bộ các cấp. Đó là: Phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng!

Những ngày sắp sang năm con trâu, nếu du khách vào thăm Bát Xát sẽ được tận mắt thấy tai nghe thành quả một năm cấy trồng và thu hái của nông dân nơi vùng cao biên giới. Lâu nay sản xuất vụ đông đã trở thành công việc quan trọng vì vừa giải quyết lao động lúc nông nhàn, vừa đem lại nguồn thu nhập không nhỏ. Vụ đông 2019 - 2020 vừa qua, cả huyện trồng cấy hơn 1.850 ha, trong đó có 1.200 ha làm cây hàng hóa. Từ sáng sớm tinh mơ, những chuyến xe thồ bắp cải, su hào, khoai tây, dưa chuột… chở ra chợ và cầm về nhà chừng 125,5 tỷ đồng. Do phân chia lại địa giới hành chính giảm bớt diện tích canh tác nhưng vụ đông 2020 - 2021 này, đồng đất Bát Xát vẫn trồng hơn 1.500 ha cây các loại.

Đến nay, mức sống đã nâng lên gấp nhiều lần nhưng bữa ăn hằng ngày của mỗi người không thể thiếu bát cơm. Dù nghèo khó nhưng ngày Tết nhà nào cũng phải có bát cơm, có bánh chưng, bánh dày, bỏng gạo… bày trên mâm cúng tổ tiên. Vì thế, cũng như nhiều vùng nông thôn khác, Bát Xát vẫn coi cây lúa làm trọng của nghề nông. Ngày nay, nhờ tiếp nhận khoa học tiên tiến, nông dân Bát Xát đã đưa các giống lúa sinh ra từ công nghệ sinh học đều cây thấp, lá thẳng, để dồn phần lớn dinh dưỡng cho mục tiêu là năng suất cao và hạt cơm thơm ngon. Năm nay, hơn 1.000 ha lúa vụ xuân và gần 4.000 ha ruộng vụ mùa của Bát Xát đã cho ô tô, xe máy chở về nhà hơn 25.000 tấn thóc. Trong số thóc chở về kho năm nay, có số thóc thu được trong 640 ha sản xuất theo kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến với tên gọi SRI. Nghe chừng lạ nhưng mà là sự kết hợp chặt chẽ giữa canh tác truyền thống có chọn lọc với phương pháp khoa học thời đại. Phương pháp canh tác mang ký hiệu “Sơ ri” này đòi hỏi công sức và đầu tư cao nhưng năng suất mỗi ha cao hơn canh tác lúa đại trà hơn 3 tạ mà chất lượng thóc lại tốt hơn.

Bát Xát còn có 30 ha ruộng của nông dân Bản Qua liên kết với các kỹ sư nông nghiệp tỉnh làm lúa giống lai, cung cấp giống cho ruộng đồng trong và ngoài tỉnh. Tuy sản lượng thấp hơn các loại lúa khác nhưng mỗi cân lúa giống có giá gấp đôi lúa thường. 
Hạt ngô vốn là lương thực được trọng dụng chỉ đứng sau hạt thóc. Khi thóc ở huyện mang tên Trăm Cót Thóc này dồi dào thì hạt ngô gánh hai nhiệm vụ là làm thức ăn gia súc và lên xe ô tô về tận miền xuôi. Năm nay có hơn 3.200 ha ngô vụ xuân trồng trên nương và mượn ruộng bậc thang vùng cao chưa cấy lúa mùa. Tiếp đến là ngô vụ hè thu trồng trên hơn 2.000 ha nương, còn vụ đông cũng có 430 ha ngô. Hơn 5.700 ha của loài cây phất cờ, bồng con được canh tác bằng giống lai năng suất cao đã cho thu hoạch hơn 23.300 tấn hạt.

Ngoài lúa và ngô, nông dân Bát Xát còn tìm chọn những cây trồng có giá trị kinh tế cao đưa vào canh tác. Không như chuối tiêu thường trồng trong vườn, chuối tiêu nhân giống theo phương pháp cấy mô đòi hỏi chăm sóc theo quy trình kỹ thuật rất ngặt nghèo nhưng giá trị thu nhập cao. Năm nay, tàu lá chuối mô tỏa rộng hơn 1.232 ha khắp dải đồi bãi ven sông Hồng thì đã có 1.055 ha trĩu buồng, cho 18.150 tấn quả lên ô tô qua cầu Kim Thành sang Trung Quốc, để chở về cho Bát Xát 7,2 tỷ đồng.

Gần hai chục năm trước, Bát Xát mạnh dạn bổ cuốc mở vùng chè trên khu vực Mường Hum nhưng phải vất vả đấu tranh với lề lối làm ăn lạc hậu ngáng đường, cây chè mới trụ vững và trở thành nguồn thu chính cho nhiều gia đình ở khu vực Mường Hum và mấy xã vùng cao. Trong hơn 552 ha chè, năm nay có 330 ha góp sức vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Những búp chè bé xíu như mỏ chim họa mi ấy đã cho thu về chồng tiền chừng 1,5 tỷ đồng. Hai giống chè Bát Tiên và Hùng Đỉnh Bạch của nước ngoài, tuy mới nhập cư nhưng hợp với thủy thổ vùng cao Bát Xát và được chăm sóc chu đáo nên trả công người trồng bằng chất lượng cao và cho giá tiền nhiều gấp ba lần chè nội vì được chọn làm hàng xuất khẩu sang châu Âu.

Cũng từ nước ngoài mới di cư về nhưng cây lê Tai nung đã vươn cành trên hơn 254 ha ở hai xã Nậm Pung và Y Tý. Khi bám sâu rễ vào Bát Xát, giống lê ngoại quốc được mang tên khoa học là VH6 này khi đưa lên miệng ăn không chỉ dậy đủ năm mùi chua, chát, mát, ngọt, thơm của họ nhà lê, mà còn tỏ rõ ưu thế năng suất cao gấp đôi dòng lê bản địa.

Chừng dăm bảy năm nay, cây hoàng sin cô thuộc họ thân mềm cũng từ nước ngoài nhập về, được gọi dân dã là sâm đất. Năm nay, hơn 100 ha hoàng sin cô cho chất lên ô tô chở về miền xuôi 2.514 tấn củ ngọt ngào, mát dịu với giá tiền mỗi cân từ 2.000 đến 5.000 đồng. Năm nay, đồng đất Bát Xát còn có mặt của 464 ha đậu tương, 423 ha lạc, 90 ha dưa các loại cùng một số cây trồng khác đứng trên trận tuyến xóa đói, giảm nghèo của Bát Xát để bốn mùa xanh thắm sắc xuân.

Con số 69 triệu đồng năm 2020 thu được trên 1 ha canh tác là sự kết tinh của công nghệ sinh học với sự chung sức, đồng lòng của nhà nông và các nhà khoa học cùng các nhà doanh nghiệp. Cầm chắc trong tay số tiền ấy, nông dân Bát Xát vui mừng bước sang năm con trâu vàng. Con số 69 ấy là bông hoa nở ra từ ý Đảng hợp với lòng dân, để vùng rừng núi bên sông đỏ biên giới luôn luôn xanh mơn mởn như mùa xuân…

Lào Cai, vào xuân Tân Sửu 2021

Bút ký của Nguyễn Xuân Mẫn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

fb yt zl tw