Tập huấn canh các chè theo VietGAP cho người dân xã Nậm Chảy

Ngày 30/11, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức Tập huấn triển khai Mô hình thâm canh cây chè Shan theo VietGAP tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương.

Hoạt động được tổ chức nhằm trình diễn và chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăm sóc cây chè Shan để tăng giá trị thu nhập cho nông dân; là cơ sở nhân rộng phát triển sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển bền vững ngành chè trên địa bàn tỉnh.

donche (1).jpg
Hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây chè.

Tham gia lớp tập huấn có 30 nông dân thuộc 13 hộ trực tiếp tham gia Mô hình thâm canh chè Shan theo VietGAP và các nông dân trong vùng trồng chè xã Nậm Chảy.

Qua buổi tập huấn, các kỹ sư Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn người dân xã Nậm Chảy: kỹ thuật bón phân cho chè và những vấn đề cơ bản trong sản xuất chè VietGAP; kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển chè; phương pháp ghi chép nhật ký đồng ruộng và hạch toán kinh tế chè nông hộ; kỹ thuật nhận biết và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè và kỹ thuật đốn tỉa, tạo tán chè… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong canh tác chè theo VietGAP trên địa bàn xã Nậm Chảy.

donche (2).jpg
Nông dân tập trung theo dõi kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật đốn, tạo tán để nâng cao năng suất chè.

Ngoài hoạt động tập huấn, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh còn hỗ trợ 13 hộ 5,8 tấn phân đạm Urê; 7 tấn phân lân; 3 tấn phân kali; 30 tấn phân hữu cơ, vi sinh và 100% thuốc bảo vệ thực vật sinh học để 13 hộ trên địa bàn xã Nậm Chảy triển khai Mô hình thâm canh chè Shan theo VietGAP với tổng diện tích khoảng 10ha.

Mô hình thâm canh chè Shan theo VietGAP được kỳ vọng sẽ giúp các hộ tham gia tăng 15 - 20% thu nhập so với sản xuất chè đại trà. Đồng thời, làm thay đổi nhận thức của người dân địa phương trong việc thâm canh cây chè để tăng giá thành sản phẩm, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa giúp người dân xây dựng thương hiệu chè Shan Mường Khương; tạo nguồn thực phẩm an toàn chất lượng cao cho cộng đồng, tạo nền tảng chuyển đổi giống cây trồng và chuyển giao kỹ thuật canh tác mới đến nông dân, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác; giúp loại bỏ đáng kể lượng thuốc trừ sâu và hóa chất, tăng độ phì cho đất bằng cách bón phân hữu cơ sử dụng thuốc sâu thảo mộc không gây ảnh hưởng môi trường… Đây cũng là cơ sở để địa phương nhân rộng mô hình canh tác chè theo VietGAP trong những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Mường Khương giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Để giúp người dân an cư, huyện tranh thủ nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân và cộng đồng đẩy mạnh xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hiện, các công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được cấp ủy đảng, chính quyền huyện quan tâm, triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.

Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Nậm Lúc còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 8/2024, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) đã đạt 12/19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau ảnh hưởng của bão số 3 vào tháng 9 vừa qua, 4 tiêu chí trong số đó đã bị “cuốn trôi” theo dòng nước lũ. Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã vùng III vốn đã khó nay càng khó hơn.

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên

Thôn cũng làm công viên, thoạt nghe như chuyện đùa nhưng là sự thật 100%, công viên xưa nay vốn chỉ có ở các đô thị, mà là đô thị lớn thì ở huyện Bảo Thắng giờ đây lại có công viên ở vùng nông thôn.

Nếp sống mới ở khu dân cư

Nếp sống mới ở khu dân cư

Đến thăm gia đình chị Giàng Thị Xinh ở khu dân cư Nặm Mèng, bản Tổng Kim (xã Vĩnh Yên), ấn tượng đầu tiên là ngôi nhà sàn rộng rãi, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, bao quanh nhà là rừng quế xanh tốt. Vườn rau và chuồng nuôi gia súc được bố trí hợp lý, cách xa nơi ở. Đó là những thay đổi tích cực khi gia đình chị Xinh tham gia mô hình “Khu dân cư đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa mới” do xã triển khai.

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Bắc Hà đẩy mạnh phát triển cây ăn quả ôn đới

Cùng với cây chè, quế, dược liệu, rau trái vụ - rau an toàn, cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê) được huyện Bắc Hà quy hoạch vùng trồng và hỗ trợ người dân mở rộng diện tích nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Si Ma Cai phấn đấu 100% hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đều có nhà mới đón Tết

Si Ma Cai phấn đấu 100% hộ bị ảnh hưởng do thiên tai đều có nhà mới đón Tết

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm, các cấp, ngành và Nhân dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở bị ảnh hưởng bởi bão số 3; phấn đấu 100% hộ bị thiệt hại nhà ở do thiên tai đều có nhà mới trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ.

[Ảnh] Đồn Biên phòng Bản Lầu chung tay xóa nhà tạm

[Ảnh] Đồn Biên phòng Bản Lầu chung tay xóa nhà tạm

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, thời gian qua, Đồn Biên phòng Bản Lầu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp đỡ các hộ dân hai xã vùng biên giới nơi đóng quân là Bản Lầu và Lùng Vai (Mường Khương) cải tạo, nâng cấp hàng trăm nhà ở.

Sôi động những ngày "nước rút"

Xây dựng nhà mới cho hộ bị thiên tai tại Bát Xát: Sôi động những ngày "nước rút"

Huyện Bát Xát có 1.291 hộ dân có nhà ở bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3 (Yagi), trong đó có 125 nhà bị cuốn trôi, đổ sập hoặc hư hỏng trên 70%. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Bát Xát ưu tiên đặc biệt cho việc hỗ trợ các hộ dân bị mất nhà với phương châm xây nhà mới kịp thời, đảm bảo chất lượng, đúng mong muốn của người dân.

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

fb yt zl tw