Tăng du khách quốc tế, tăng giá trị xuất khẩu trực tiếp

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gia hạn thời gian miễn visa cho công dân các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và I-ta-li-a từ 1 năm lên 5 năm và tăng thời gian miễn visa cho khách du lịch các nước này từ 15 lên 30 ngày.

Du khách Pháp thích thú với trò chơi dân gian Việt Nam.
Du khách Pháp thích thú với trò chơi dân gian Việt Nam.

Theo thống kê, từ tháng 6-2014, khách quốc tế đến Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, mức độ giảm ngày càng tăng những tháng tiếp sau, khiến cho ngành du lịch lo lắng và tìm các giải pháp để chặn đà suy giảm này. Trong các giải pháp có việc xin miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu, là một trong những thị trường nguồn của du lịch Việt Nam. Tháng 6-2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP miễn thị thực trong thời hạn 1 năm (từ tháng 7-2015) cho công dân 5 nước này với mục đích du lịch.

Quyết định này được đánh giá là phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và chặn đà suy giảm khách quốc tế đến Việt Nam. Từ khi Nghị quyết số 46 có hiệu lực, lượng khách từ các quốc gia này tăng liên tục, quý sau luôn cao hơn quý trước. Cụ thể, mức tăng trưởng khách của quý III-2015, quý IV-2015 và quý I-2016 lần lượt là 4,24%, 16,5% và 20%.

Trong 10 tháng miễn thị thực nhập cảnh, tổng lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu đã đạt 628.859 lượt, tăng gần 15% so với 10 tháng cùng kỳ tương ứng năm 2014 và 2015, gần bằng tổng lượng khách từ 5 nước này trong năm 2014 (635.489 lượt) và 2015 (658,736 lượt). Nếu so với mức tăng trưởng chung 6,35% trong giai đoạn 2010 - 2014, tổng lượng khách du lịch tăng thêm trong riêng 10 tháng ước đạt gần 51.000 lượt. Về chi tiêu của khách Tây Âu trung bình tại Việt Nam là 1.316USD. Với lượng khách du lịch tăng thêm này, ước tính lợi ích kinh tế (trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa) tăng thêm đạt gần 210 triệu USD. Con số trên lớn gấp gần 20 lần so với khoảng 11 triệu USD, số tiền mà Việt Nam lo ngại bị thất thu khi miễn visa cho khách.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Du lịch, những con số này hoàn toàn có thể tăng hơn nữa nếu việc miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu được tiến hành trong thời gian dài hơn. Theo bà Trần Việt Hương, Giám đốc marketing Công ty Du lịch Vietravel, nguyên nhân là vì thời gian 1 năm chỉ mang tính ngắn hạn trong chiến lược kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp lữ hành. Bản thân hoạt động quảng bá, xúc tiến cũng cần trước ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới tác động đến du khách. Với du khách từ thị trường xa như Tây Âu, phải cần ít nhất 3-6 tháng để ra quyết định. Tính chất của việc quảng bá, xúc tiến tại các thị trường nước ngoài, đặc biệt là châu Âu khác hẳn với Việt Nam. Các công ty lữ hành cần có thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để triển khai công tác quảng bá cũng như để cho du khách làm quen với chính sách mới. Trong khi đó, việc miễn visa ngắn hạn chủ yếu thu hút khách đi lẻ. Vì thế, các đơn vị lữ hành tổ chức khách đoàn lớn vẫn còn dè dặt, chờ đợi một chính sách dài hạn, ổn định. Việc miễn thị thực trong 1 năm là chưa đủ để thực sự hỗ trợ doanh nghiệp. Hơn nữa, khách du lịch đến từ thị trường xa như Tây Âu thường theo các chương trình trên 15 ngày, thông thường khoảng 3-4 tuần. Do đó, chính sách miễn thị thực trong 15 ngày cũng chưa thực sự hấp dẫn du khách… Những đề xuất mới đây của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính là để khắc phục những hạn chế này.

Thành công của chính sách miễn thị thực khiến nhiều chuyên gia du lịch tin tưởng và kỳ vọng đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ sớm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw