Tân Hợp phát triển kinh tế đồi rừng

Với lợi thế đất đai chủ yếu là đồi núi, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Tân Hợp, huyện Văn Yên đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tiềm năng, thế mạnh tại chỗ để phát triển kinh tế đồi rừng, nâng cao đời sống. Qua đó, hàng trăm héc-ta đất đồi trước đây chỉ trồng sắn, trồng ngô, nay được phủ xanh bằng các loại cây lâm nghiệp mang giá trị kinh tế cao. Kinh tế đồi rừng đã góp phần quan trọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo vệ môi trường.
Từng là hộ kinh tế khó khăn, để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ông Bàn Tòn U, thôn Làng Câu đã khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đất đồi để phát triển kinh tế rừng. Theo đó, với các diện tích đất đồi của gia đình, ông vận động vợ con tích cực trồng quế. Những năm đầu, khi quế còn nhỏ, để tăng thêm thu nhập vừa là để đỡ công làm cỏ, ông U trồng xen canh sắn, ngô theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. 
Hiện nay, gia đình ông U có trên 20ha quế với độ tuổi từ 3 đến trên 20 năm tuổi, bình quân cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Nguồn thu này đã giúp gia đình ông U có điều kiện xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được tiện nghi hiện đại phục vụ đời sống. 
Ông Bàn Tòn U chia sẻ: "Để nâng cao hiệu quả kinh tế đất đồi, vừa đảm bảo canh tác bền vững, chống xói mòn, tôi trồng xen canh cây lâm nghiệp vào sắn, ngô. Tôi chủ yếu trồng cây quế. Hàng năm, cứ làm nương đến đâu, tôi lại trồng quế đến đó, làm dần từ năm này qua năm khác, làm hết đất của gia đình, người dân có nhu cầu bán, tôi lại mua thêm để trồng quế. Nhờ đó, hiện nay, gia đình cũng có diện tích đủ canh tác theo hướng xoay vòng cuốn chiếu để có thu nhập ổn định hàng năm”. 
Cũng như hộ ông U, hộ ông Trần Văn Thu cùng thôn Làng Câu từ phát triển kinh tế đồi rừng đã vươn lên khá giả. Ông Thu chia sẻ: "Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, gần 20 năm nay, vợ chồng tôi đã nỗ lực phấn đấu. Hơn 10 ha quế đã giúp tôi có điều kiện để nuôi con cái ăn học và xây dựng nhà riêng cho các con, mua sắm tiện nghi đầy đủ. Những năm gần đây, từ bán quế có vốn, tôi còn đầu tư phát triển chăn nuôi tổng hợp, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho gia đình”.
Hiện nay, Tân Hợp có tổng diện tích đất rừng trên 6.690ha. Trong đó, có gần 1.150 ha là rừng tự nhiên giao khoán bảo vệ, còn lại 5.545ha quế. Ông Lưu Hồng Minh - Chủ tịch UBND xã Tân Hợp cho biết: "Tân Hợp kinh tế chủ lực dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính; trong đó, cây quế là chủ yếu. Bởi vậy, cùng với chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng vào mùa khô hanh, người dân tận dụng triệt để tiềm năng, thế mạnh về đất đai và nguồn lao động tại chỗ tích cực trồng, chăm sóc cây quế. Hiện nay, diện tích rừng trồng của xã hàng năm cho khai thác trung bình từ 250 đến 300ha với sản lượng quế vỏ khô đạt trên 688 tấn; khối lượng gỗ xương quế, gỗ rừng trồng đạt hơn 10.500m3... Đồng thời, người dân cũng đã chủ động giống trồng lại toàn bộ diện tích đã khai thác với trên 95% là quế, còn lại là cây lâm nghiệp khác, đảm bảo duy trì diện tích và độ che phủ luôn đạt từ 69% trở lên”. 
Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng đã góp phần quan trọng giúp nhân dân nâng cao bình quân thu nhập đạt 59 triệu đồng/người/năm; đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Hết năm 2024, hộ nghèo của xã đã giảm còn 34 hộ, chiếm tỷ lệ 2,7%; hộ cận nghèo còn 24 hộ, chiếm 1,9%; hộ khá giả tăng dần lên, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.  
Châu Á

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw