Sau bão lũ, doanh nghiệp cần trợ lực để vực dậy

Kho xưởng tan hoang, hàng hóa ngập nước, sản xuất đình trệ… là hậu quả mà bão số 3 gây ra cho nhiều DN ở các tỉnh phía Bắc. Để hỗ trợ DN vực dậy, sớm ổn định sản xuất sau bão, cần các chính sách hỗ trợ đồng bộ, nhanh, có trọng tâm, trọng điểm.

Kho xưởng tan hoang, sản xuất đình trệ

Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm, đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ sáng 7/9. Cơn bão không chỉ gây ra những thiệt hại về người, mà còn cả tài sản. Ước tính sơ bộ chưa đầy đủ của Bộ KH&ĐT, số tiền thiệt hại lên đến khoảng 40.000 tỷ đồng.

Các DN sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, ngoài làm hỏng nhà máy, nhà xưởng, bão còn gián tiếp làm mất điện, thông tin liên lạc. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, đường xá, cầu, hệ thống lưới điện, cấp nước, trường học… bị hư hại nghiêm trọng.

Bão số 3 làm tốc mái nhiều nhà máy, xưởng sản xuất.
Bão số 3 làm tốc mái nhiều nhà máy, xưởng sản xuất.

Công ty Lâm sản Thái Nguyên là một DN có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu, sản xuất gỗ dán, ván ép ở Thái Nguyên. Trong đợt mưa lũ vừa qua, công ty chịu tổn thất nặng nề khi nước lũ tràn về nhấn chìm nhiều nhà xưởng, máy móc, kho nguyên liệu.

Giám đốc Công ty Lâm sản Thái Nguyên Nguyễn Anh Dũng ước tính, tổng thiệt hại do bão lũ đợt này với công ty khoảng hơn 10 tỷ đồng, chưa kể thời gian đình trệ sản xuất do nước ngập ảnh hưởng tới tiến độ đơn hàng đã lên trước đó.

Tại Hải Phòng, bão đi qua cũng làm tan hoang nhiều kho, xưởng của DN, gây ra tình trạng đình trệ sản xuất. Giám đốc Công ty TNHH Việt Trường Ngô Việt Phương (Hải Phòng) cho biết, xưởng sản xuất, kho xưởng bao bì và thức ăn viên của công ty bị tốc mái và đổ. Vì thế, nguyên liệu nhập về không có nơi tập kết, phải lưu tại cảng, nên đội thêm chi phí lưu kho. Hiện công ty đang nỗ lực sửa chữa khắc phục. Nên dự kiến DN phải tạm dừng sản xuất khoảng 20 ngày.

Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Nguyễn Hoài Nam chia sẻ, thiệt hại do bão lũ đối với DN thủy sản tại một số tỉnh miền Bắc vừa qua là rất lớn. Ngoài thiệt hại trước mắt có thể nhìn thấy về cơ sở vật chất, mất điện làm hỏng hàng dự trữ trong kho lạnh. Ngoài ra, việc khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, ngưng trệ sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết trước đó của DN. “Để hỗ trợ DN khắc phục hậu quả thiên tai, vực dậy sản xuất, rất cần những giải pháp đồng bộ về miễn, giảm các loại thuế, phí; giãn hoãn khoản vay ngân hàng, giảm chi phí thuê đất, phí BOT, logistics…” - ông Nguyễn Hoài Nam đề xuất.

Chính sách hỗ trợ phải nhanh, trọng tâm

Bão lũ đi qua, thời điểm này, các DN đang gồng mình vực dậy để ổn định lại sản xuất. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, thời điểm này, DN cần phát huy tính chủ động khắc phục khó khăn, sớm ổn định lại sản xuất. Đồng thời, khẩn trương kê khai thiệt hại và có xác nhận của cơ quan chính quyền để có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tuy nhiên, để DN có “sức” vực dậy sau thiên tai, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương. Trước hết, cần tạo điều kiện thuận lợi về lưu thông hàng hóa, giảm bớt thủ tục hành chính, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn các đơn hàng sản xuất. Song song với đó, sớm ổn định cung cấp điện, viễn thông. Đặc biệt, vấn đề mà DN cần nhất lúc này đó là nguồn vốn. Vì thế, các ngân hàng phải xắn tay vào, hỗ trợ DN giãn hoãn các khoản vay trước đó, đồng thời có chính sách giảm lãi suất phù hợp. Về lâu dài, cơ quan thuế có thể xem xét miễn giảm, giãn hoãn một số loại thuế, phí.

Để hỗ trợ DN khắc phục hậu quả thiên tai, mới đây, Cục Thuế Hà Nội đã có văn bản gửi đến người nộp thuế phổ biến chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế gặp thiên nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, người nộp thuế trên địa bàn.

Tại hội nghị Thường trực Chính phủ mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nhóm chính sách giúp người dân, DN khôi phục sản xuất kinh doanh. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, khoanh nợ, tín chấp, gói lãi suất 0 đồng với khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, nhiều ngân hàng đã triển khai các chính sách miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ người dân và DN khắc phục hậu quả sau bão số 3, giúp ổn định sản xuất kinh doanh.

Tại ngân hàng Agribank lên kế hoạch điều chỉnh lãi suất giảm từ 0,5% đến 2% cho các khách hàng bị ảnh hưởng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của từng trường hợp. Hay tại ngân hàng Vietcombank cũng đưa ra chính sách giảm lãi suất 0,5% từ ngày 6/9 đến 31/12/2024, áp dụng cho dư nợ hiện hữu và vay mới giúp khách hàng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với số lượng gần 20.000 khách hàng được hưởng lợi…

Bộ KH&ĐT ước tính, do ảnh hưởng của mưa bão, tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35%. Ước tính cả năm GDP có thể giảm 0,15%.

Để lấy lại đà tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng kiến nghị, các chính sách hỗ trợ phải nhanh, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng; đơn giản hóa thủ tục để dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát và đánh giá. Nghiên cứu gói chính sách hỗ trợ với lãi suất 0% cho các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bão lũ. Một số chính sách hỗ trợ có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện đến hết năm 2025 để phù hợp với sự phục hồi của DN, hộ kinh doanh.

Theo kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay

Dự báo mới nhất về tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay

Ngân hàng UOB của Singgapore điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9%, lên mức 6,9%. Tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay ở mức khoảng 6,4%. Trong điều kiện này, dòng vốn FDI thực hiện dự kiến sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

Lào Cai: Thành lập các Hạt Kiểm lâm khu vực

Lào Cai: Thành lập các Hạt Kiểm lâm khu vực

Sau khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tỉnh Lào Cai đã thành lập các Hạt Kiểm lâm khu vực nhằm đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được duy trì hiệu quả, liên tục.

Động lực tăng trưởng của Lào Cai

Động lực tăng trưởng của Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được đầu tư với kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương xuất - nhập khẩu, du lịch và dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc; hướng đến trở thành trung tâm logistics hiện đại, khu vực động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh, kết nối với khu vực và quốc tế.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

fb yt zl tw