Sản phẩm tinh dầu quế khó tiêu thụ: Các cơ sở chế biến “ngồi trên đống lửa”

Từ đầu năm đến nay, giá bán tinh dầu quế giảm mạnh, từ 600.000 - 650.000 đồng/kg xuống còn 380.000 - 400.000 đồng/kg. Giá bán xuống thấp lại khó tiêu thụ khiến các cơ sở chế biến gặp rất nhiều khó khăn.

Bảo Yên là địa phương có diện tích quế lớn nhất tỉnh, với gần 25.000 ha. Hằng năm, địa phương cung cấp cho thị trường khoảng 156.000 tấn cành, lá và gần 78.000 tấn vỏ tươi; sản lượng gỗ đạt gần 70.000 m3, doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng.

Hiện trên địa bàn huyện Bảo Yên có 5 nhà máy chế biến tinh dầu quế với công suất 300 tấn/năm. Các nhà máy, cơ sở chế biến tinh dầu quế sử dụng nguyên liệu là cành nhỏ và lá quế tận thu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người trồng quế. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến nay, sản xuất tinh dầu quế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do giá bán giảm sâu.

Nhà máy sản xuất tinh dầu quế của Công ty TNHH Một thành viên Triều Dương (thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên) có công suất 160 - 180 tấn tinh dầu/năm. Trước đây, mỗi tháng nhà máy sản xuất được 15 tấn tinh dầu quế, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Hơn 1 năm nay, đối tác không nhập hàng khiến nhà máy còn tồn kho hơn 25 tấn tinh dầu quế (tương đương khoảng 10 tỷ đồng theo giá bán hiện tại).

Ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Triều Dương chia sẻ: Từ cuối năm 2022 đến nay, giá bán tinh dầu quế giảm mạnh, từ 600.000 đồng/kg xuống còn 400.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giảm xuống 380.000 đồng/kg khiến người sản xuất thua lỗ. Theo tính toán, để sản xuất ra 1 kg tinh dầu quế phải bỏ ra chi phí khoảng 400.000 - 480.000 đồng, như vậy giá bán từ 500.000 đồng/kg trở lên thì mới có lợi nhuận.

Giá bán tinh dầu quế không những giảm sâu mà sản phẩm còn không tiêu thụ được khiến nhà máy phải tạm dừng sản xuất do không thể tiếp tục gánh lỗ.

Ông Vũ Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Triều Dương

Về nguyên nhân, ông Thắng cho biết: Do mặt hàng này chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, khi đối tác ngừng hoặc hạn chế mua thì các doanh nghiệp gặp khó khăn. Để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm tinh dầu quế, đơn vị đang tiến hành nâng cấp dây chuyền sản xuất nhằm chế biến sâu sản phẩm, xuất sang thị trường châu Âu, Mỹ.

Cùng chung cảnh ngộ, Hợp tác xã Long Phát (xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên) đang gặp khó khăn khi sản phẩm tinh dầu quế còn tồn kho nhiều. Hiện Hợp tác xã này đang tồn hơn 10 tấn tinh dầu quế và hơn 1.000 tấn nguyên liệu, tương đương “đọng” hơn 8 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hợi, Chủ tịch HĐQT HTX Long Phát..JPG
Hợp tác xã Long Phát đang tồn 10 tấn tinh dầu quế.

Ông Nguyễn Văn Hợi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Long Phát cho biết: Để ổn định nguyên liệu cho sản xuất, đơn vị đặt thu mua cành, lá quế với số lượng khoảng 20 tấn/tháng, hiện trong kho của cơ sở còn hơn 1.000 tấn nguyên liệu. Tuy nhiên nếu để lâu, nguyên liệu sẽ bị ảnh hưởng, lượng tinh dầu giảm, do vậy chúng tôi vẫn phải duy trì sản xuất dù biết sẽ phải chịu lỗ với giá bán tinh dầu quế như hiện nay.

Để duy trì hoạt động, mỗi tháng Hợp tác xã Long Phát bỏ ra hơn 300 triệu đồng trả lương công nhân, trả lãi ngân hàng và chi phí cho sản xuất, kho bãi. Nếu tình trạng này kéo dài thêm, hợp tác xã sẽ phải đóng cửa bởi cạn vốn.

Hiện không chỉ Hợp tác xã Long Phát mà nhiều cơ sở chế biến tinh dầu quế như ngồi trên đống lửa, có khách gọi là bán, giá bao nhiêu cũng bán để giảm lượng hàng tồn kho, cắt lỗ.

Ông Nguyễn Văn Hợi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Long Phát

Tại huyện Bảo Thắng, các cơ sở chế biến tinh dầu quế cũng không ngoại lệ. Hiện trên địa bàn huyện có 4 nhà máy chế biến tinh dầu quế, sản lượng đạt 140 tấn tinh dầu/năm. Đến thời điểm này, các cơ sở tồn khoảng 30 tấn tinh dầu.

Bà Nguyễn Thị Liễu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thái (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) chia sẻ: Giá tinh dầu quế giảm sâu, dao động khoảng 380.000 - 400.000 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, công ty sản xuất được gần 20 tấn, tuy nhiên chỉ xuất được khoảng 5 tấn. Trên địa bàn có một số nhà máy hoạt động cầm chừng, một số đã ngừng hoạt động.

Sản xuất tinh dầu quế tại Công ty TNHH Hoàng Thái, Xuân Quang, Bảo Thắng..JPG
Sản xuất tinh dầu quế tại Công ty TNHH Hoàng Thái.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 57.758 ha quế, trong đó diện tích quế đã thành rừng là 36.362 ha, diện tích chưa thành rừng là 21.396 ha.

Vùng trọng điểm quế được xác định tại các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà, với diện tích 51.279 ha, chiếm 88,78% diện tích quế toàn tỉnh. Tại thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát và huyện Mường Khương, cây quế mới được người dân trồng từ những năm 2015 trở lại đây và diện tích còn nhỏ lẻ.

qué.jpg

Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm đạt 5.746,1 tấn vỏ quế, 106.646 tấn cành, lá và 17.264 m3 gỗ; còn tồn khoảng 50.000 tấn lá chưa chiết xuất tinh dầu tại các điểm thu mua và cơ sở chế biến do tình hình tiêu thụ gặp khó khăn.

Đối với sản phẩm tinh dầu quế, việc phát triển vùng nguyên liệu quế của tỉnh cơ bản đã gắn liền với hệ thống cơ sở chế biến gồm 9 công ty và 1 hợp tác xã. Công suất thiết kế của các cơ sở chế biến dao động 60 - 120 tấn tinh dầu quế/năm/cơ sở. Công nghệ chiết xuất tinh dầu cơ bản đã áp dụng công nghệ chiết xuất bằng lò hơi. Sản lượng tinh dầu quế của tỉnh đạt hơn 450 tấn tinh dầu/năm. Việc thu mua nguyên liệu chiết xuất tinh dầu (cành, lá quế) thông qua hệ thống 20 cơ sở thu mua nhỏ lẻ là cơ sở thu gom của các công ty, doanh nghiệp tại địa phương. 85% sản lượng tinh dầu quế của tỉnh được các cơ sở xuất bán ra thị Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản; 15% sản lượng phục vụ nhu cầu thị trường trong nước.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quế trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt, thời điểm hiện nay, tinh dầu quế xuất khẩu chậm, một số cơ sở chiết xuất nhỏ lẻ đã tạm dừng thu mua nguyên liệu để chiết xuất tinh dầu. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, toàn tỉnh tồn 115 tấn tinh dầu quế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đối tác nước ngoài không có nhu cầu hoặc chậm thanh toán, chất lượng các sản phẩm ngành hàng quế chưa đáp ứng được các thị trường cao cấp dẫn đến khi Trung Quốc không thu mua, sản phẩm sẽ không còn thị trường tiêu thụ.

HTX Long Phát vẫn duy trì sản xuất do nguyên liệu đã nhập từ trước..JPG
Cần phải quan tâm chế biến sâu sản phẩm tinh dầu quế.

Hiện các cơ sở sản xuất tinh dầu quế trên địa bàn tỉnh chỉ biết hy vọng trong thời gian sớm nhất giá bán tinh dầu quế sẽ tăng trở lại. Từ “cơn bĩ cực” này cho thấy đã đến lúc quan tâm hơn nữa đến chế biến sâu sản phẩm tinh dầu quế và cần tìm đường xuất khẩu sang các thị trường khác thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

fbytzltw